Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu lại tổng quan về Công nghệ thông tin và truyền thông được giới thiệu bởi nhóm tác giả Kutub Thakur, Al-Sakib Khan Pathan, Sadia Ismat [1].
1. Giới thiệu
Công nghệ thông tin và truyền thông, được gọi chính xác là CNTT-TT, là một thuật ngữ rộng hơn bao gồm các loại công nghệ khác nhau - cả công nghệ phần cứng và phần mềm - liên quan đến hệ thống, kỹ thuật, phương tiện truyền dẫn, chương trình phần mềm, giao thức, cảm biến và tiêu chuẩn.
Các ví dụ phổ biến nhất về công nghệ CNTT bao gồm tất cả các hệ thống tự động hiện đại được cung cấp bởi máy tính hiện đại, thiết bị lưu trữ, phương tiện truyền dẫn (transmission media), nền tảng phần mềm và các yếu tố liên quan khác bao gồm hệ thống liên lạc thoại và dữ liệu dựa trên web, hệ thống tích hợp và nhúng, Internet of Things (IoT), Hệ thống vật lý điện tử (Cyber-Physical Systems-CPS), Internet và nhiều hệ thống khác.
Hệ thống vật lý điện tử (CPS), Mạng kết nối (Internet) và Internet vạn vật (IoT) là một số lĩnh vực quan trọng của CNTT-TT đang phát triển rất nhanh và thay đổi cục diện của tất cả các loại hình doanh nghiệp, quy trình, cơ sở hạ tầng, các ngành công nghiệp và xã hội trên toàn cầu một cách to lớn. CPS là một loạt các hệ thống hiện đại đã cách mạng hóa nhiều ngành công nghiệp như lưới năng lượng, hệ thống dân sự, chăm sóc sức khỏe, tự động hóa công nghiệp, ô tô tự lái, robot, tự động hóa gia đình và nhiều ngành khác.
Hệ thống CPS là một hệ thống dựa trên máy tính có cơ chế hoạt động và chức năng cốt lõi được giám sát và điều khiển bởi các chương trình máy tính, thường được gọi là các thuật toán hoặc ứng dụng phần mềm và được tích hợp thông qua các mạng truyền thông để phối hợp và liên lạc hiệu quả giữa các thành phần CNTT [1]. Những tiến bộ đáng kể trong CPS và các công nghệ CNTT-TT khác đã để lại tác động tích cực chưa từng có và đáng mong đợi đối với tất cả các ngành, cơ sở hạ tầng và xã hội trên toàn thế giới.
Được thúc đẩy bởi những thách thức về bảo mật hệ thống, độ tin cậy, tốc độ, hiệu suất, độ phức tạp, tự động hóa quy trình, khả năng cạnh tranh thị trường, phát triển xã hội, tăng trưởng công nghiệp và các vấn đề khác, nhu cầu về những tiến bộ nhanh hơn trong tất cả các lĩnh vực CNTT-TT ngày nay là rất cao.
Người dùng cuối có nhu cầu ngày càng cao đã bắt đầu những phát triển và cải tiến to lớn để đạt được nhiều yếu tố mong muốn khác nhau như [2]:
· Giao tiếp nhanh hơn, đáng tin cậy và hiệu quả hơn
· Các giải pháp mạng nhất quán, liên tục và phức tạp
· Nhiều hệ thống CNTT thông minh và cạnh tranh
· Phân tích dữ liệu lớn và kinh doanh thông minh
· Tự động hóa quy trình, văn phòng, ở gia đình và công nghiệp đáng tin cậy
· Xây dựng các xã hội và chính phủ tự động và kết nối.
Quả thực, sự phát triển công nghệ đã định hình nhiều lĩnh vực khác nhau theo những cách mà chúng ta, thậm chí, không thể tưởng tượng được chỉ cách đây vài thập kỷ. CNTT là động lực chính cho tất cả những điều này, đặc biệt là khi liên kết mọi người ở nhiều nơi trên thế giới và kết nối cũng mở ra các lĩnh vực thương mại, trao đổi và tương tác mới.
Sự phát triển công nghệ nhanh chóng trong vài thập kỷ qua đến nỗi nó đã biến đổi mọi thứ trên thế giới. Trên thực tế, CNTT vẫn có tiềm năng to lớn để biến đổi cả xã hội và nền kinh tế theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như [3, 4]: Giảm chi phí giao dịch và thông tin; Cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ và giáo dục cơ bản; Nâng cao hiệu quả của quá trình kinh doanh; Cải thiện năng suất và hiệu quả của người lao động; Thúc đẩy các cách tiếp cận sáng tạo để giải quyết vấn đề; Giảm chi phí vận hành và bảo trì; Mở rộng lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ; Toàn cầu hóa các ngành công nghiệp và dịch vụ; Cuộc cách mạng kỹ thuật công nghệ sinh học và chăm sóc sức khỏe; Chia sẻ thông tin nâng cao để kết nối tốt hơn giữa người dùng và doanh nghiệp, người kinh doanh.
Phần lớn những tác động này đạt được thông qua những tiến bộ trong công nghệ cốt lõi hoạt động đằng sau các sản phẩm và dịch vụ CNTT. Chúng ta hãy có cái nhìn tổng quan về các công nghệ tiên tiến về CNTT-TT để lại tác động đáng mong đợi đến đời sống xã hội và cá nhân của chúng ta cũng như các quy trình kinh doanh trên toàn cầu
2. Tổng quan về công nghệ tiên tiến của ICT
Công nghệ được hỗ trợ bởi máy tính hiện đại, phương tiện truyền dẫn, kỹ thuật mạng, ứng dụng phần mềm và kho lưu trữ điện tử thường được gọi là công nghệ CNTT-TT tiên tiến.
Sự xuất hiện của công nghệ CNTT-TT hiện đại có thể bắt nguồn từ đầu những năm 40 của thế kỉ XIX, khi Thế chiến II (WWII) đang diễn ra. Máy tính thương mại đầu tiên được phát triển vào năm 1951 được đặt tên là UNIVAC I. Có thể nói rằng sự khởi đầu của CNTT hiện đại bắt đầu từ thời điểm đó [5]. Hình ảnh của máy tính UNIVAC I được thể hiện trên hình 1 sau đây.
|
Hình 1: Hình ảnh của máy tính UNIVAC I |
Sau khi phát minh ra máy tính UNIVAC-I, phần lớn nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực CNTT-TT tập trung vào ngành công nghiệp quốc phòng nhằm tạo ra các công nghệ tiên tiến tập trung vào mục đích quân sự nhằm phát triển lợi thế cạnh tranh và thống trị trong lĩnh vực chiến tranh. Thuật ngữ Công nghệ thông tin (IT) lần đầu tiên được đặt ra vào khoảng năm 1970, kéo theo sự phát triển của thuật ngữ mới sau này là CNTT trong lĩnh vực công nghệ hiện đại [6].
Trong các phần sau của chương này, tổng quan về lịch sử CNTT sẽ được trình bày dưới dạng các thế hệ công nghệ khác nhau liên quan đến lĩnh vực CNTT.
3. Các lĩnh vực chính của công nghệ CNTT
Sự tiến bộ và phát triển của CNTT có thể được phân thành hai lĩnh vực chính như: Công nghệ phần cứng; Công nghệ phần mềm.
Sự tiến bộ của bất kỳ công nghệ nào liên quan đến phần cứng và phần mềm CNTT đều liên quan trực tiếp đến sự tiến bộ của CNTT. Chi tiết về các danh mục phần cứng và phần mềm được giải thích riêng chi tiết tại: Tổng quan về công nghệ thông tin và truyền thông
4. Kết luận: Trong phần này chúng tôi giới thiệu tổng quan chung về CNTT và truyền thông. Bên cạnh đó cũng tìm hiểu về công nghệ phần cứng trong Công nghệ thông tin và truyền thông. Một trong hai thành phần không thể thiếu của CNTT và truyền thông. Bài viết sau chúng tôi sẽ giới thiệu về Công nghệ phần mềm trong CNTT và truyền thông.
Tài liệu tham khảo:
1. Kutub Thakur, Al-Sakib Khan Pathan, Sadia Ismat (2023). Emerging ICT Technologies and Cybersecurity_ From AI and ML to Other Futuristic Technologies-Springer
2. https://en.wikipedia.org/wiki/Cyber-physical_system
3. https://www.chalmers.se/en/areas-of-advance/ict/about%20us/Pages/default.aspx
4. https://www.bbvaresearch.com/wp-content/uploads/2017/09/maslow_pyramid_en.pdf
5. https://aginginplace.org/technology-in-our-life-today-and-how-it-has-changed/
6. https://www.sutori.com/en/story/history-of-ict-information-and-communications-technology--N7J51bQqSU7vLWcVfdn5M9qa
7. https://wiki.nus.edu.sg/display/cs1105groupreports/History+of+ICT
8. https://www.geeksforgeeks.org/difference-between-hardware-and-software/
9. https://www.educba.com/types-of-network-devices/
10. http://recherche.ircam.fr/anasyn/schwarz/da/specenv/3_1Digital_Signal_Processin.html
11. https://www.educba.com/types-of-network-devices/
12.https://www.microsoft.com/en-us/research/wp-content/uploads/2016/11/Input-Technologies and-Techniques-HCI-Handbook-3rd-Edition.pdf
13.http://digitalthinkerhelp.com/output-devices-of-computer-types-examples-functions-uses/
14. https://www.techopedia.com/definition/3538/output-device
15. https://www.thecrazyprogrammer.com/2021/09/types-of-data-transmission.html