CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Business Management)
Mã số: 9 34 01 01
Loại hình đào tạo: Tập trung/Không tập trung
1. Mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra
1.1. Mục tiêu đào tạo
1.1.1. Mục tiêu chung
Đào tạo ra những nhà khoa học có trình độ cao về lý luận, có kiến thức chuyên sâu và hiện đại trong lĩnh vực quản trị kinh doanh (QTKD), có phương pháp và năng lực tổ chức, năng lực nghiên cứu khoa học độc lập, sáng tạo, có khả năng phát hiện và giải quyết được những vấn đề mới cả lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực QTKD và các lĩnh vực liên quan.
1.1.2 Mục tiêu cụ thể
Đào tạo tiến sĩ QTKD có hệ thống kiến thức chuyên sâu, tiên tiến và toàn diện, gồm:
Về kiến thức:
- Có tư duy nghiên cứu độc lập, sáng tạo, làm chủ được các giá trị cốt lõi; phát triển các nguyên lý QTKD;
- Có kiến thức tổng hợp về tổ chức quản lý, về pháp luật và bảo vệ môi trường; có tư duy mới trong tổ chức công việc và nghiên cứu để giải quyết các vấn đề phức tạp phát sinh thuộc lĩnh vực QTKD;
Về kỹ năng:
- Có khả năng phát hiện, phân tích, lý giải các vấn đề phức tạp và đưa ra được các giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề trong lĩnh vực QTKD;
Về thái độ:
- Có năng lực tổ chức, phát hiện, giải quyết vấn đề; rút ra những nguyên tắc, quy luật trong quá trình giải quyết công việc liên quan tới QTKD; đưa ra được những sáng kiến trong lĩnh vực QTKD.
1.1.3. Vị trí công tác và địa chỉ sử dụng
Người học sau khi tốt nghiệp bậc tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh có thể công tác trong các các cơ quan, đơn vị thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo sau: Nghiên cứu viên cao cấp, nghiên cứu viên, giảng viên cao cấp, giảng viên tại các viện nghiên cứu, các trường đại học; Cố vấn, chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực quản trị kinh doanh; Cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn trong các cơ quan quản lý nhà nước các cấp; Cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn trong các tổ chức kinh tế xã hội và nghề nghiệp; Cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn trong các tổ chức phi chính phủ.
1.2 Chuẩn đầu ra
Sau khi tốt nghiệp chương trình tiến sĩ QTKD, nghiên cứu sinh đạt được:
1.2.1. Về kiến thức
a) Kiến thức chuyên ngành
· Có tư duy, nghiên cứu độc lập, sáng tạo để phân tích, đánh giá các hoạt động kinh doanh và QTKD;
· Phân tích, đánh giá, hoạch định, và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế cũng như sản xuất kinh doanh dịch vụ của địa phương và doanh nghiệp;
· Vận dụng và phân tích được các kiến thức chuyên sâu, tiên tiến và toàn diện thuộc lĩnh vực quản lý, kinh tế và QTKD;
· Phát triển các nguyên lý, học thuyết của ngành QTKD
b) Kiến thức chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan
· Vận dụng kiến thức tổng hợp về tổ chức quản lý, pháp luật và bảo vệ môi trường trong thực tiễn;
· Có tư duy mới trong tổ chức công việc và nghiên cứu để giải quyết các vấn đề phức tạp phát sinh liên quan đến QTKD.
c) Yêu cầu về số lượng và chất lượng của các công trình khoa học sẽ công bố: theo quy định chung của Học viện
d) Yêu cầu đối với luận án: theo quy định chung của Học viện
1.2.2. Về kỹ năng
Kĩ năng cứng:
· Có kỹ năng tư duy lý luận, phát hiện, phân tích, lý giải các vấn đề và chính sách kinh tế, xã hội, môi trường; tổng hợp, độc lập, sáng tạo và giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tế về quản lý kinh tế và QTKD;
· Có khả năng thiết lập mạng lưới hợp tác quốc gia và quốc tế trong hoạt động chuyên môn liên quan QTKD;
· Có kỹ năng thuyết trình, trình bày ý tưởng, báo cáo, xây dựng, chỉ đạo tổ chức thực hiện dự án;
Kĩ năng mềm:
· Có kĩ năng năng làm việc độc lập cũng như làm việc theo nhóm;
· Có kỹ năng ngoại ngữ có thể hiểu được các báo cáo phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng; giao tiếp, trao đổi học thuật bằng ngoại ngữ ở mức độ trôi chảy, thành thạo với người bản ngữ về QTKD;
· Có thể viết được các báo cáo khoa học, báo cáo ngành QTKD, giải thích và phân tích quan điểm về một vấn đề, về sự lựa chọn các phương án khác nhau.
1.2.3 Năng lực tự chủ và trách nhiệm
· Có năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề, rút ra những nguyên tắc, quy luật, đưa ra được những sáng kiến có giá trị và có khả năng đánh giá giá trị của các sáng kiến trong lĩnh vực QTKD;
· Có khả năng thích nghi với môi trường làm việc hội nhập quốc tế;
· Có năng lực lãnh đạo và có tầm ảnh hưởng tới định hướng phát triển chiến lược của tập thể; Có khả năng quyết định về kế hoạch làm việc, quản lý các hoạt động nghiên cứu, phát triển tri thức, ý tưởng mới, quy trình mới trong QTKD;
· Có năng lực đưa ra được những đề xuất của chuyên gia hàng đầu với luận cứ chắc chắn về khoa học và thực tiễn về QTKD.
2. Thời gian đào tạo
Thời gian đào tạo đối với người có bằng thạc sĩ là 03 năm, đối với người chưa có bằng thạc sĩ là 04 năm.
3. Khối lượng kiến thức toàn khoá
TT
|
Khối kiến thức
|
Số tín chỉ
|
1
|
Kiến thức bắt buộc chung
|
6
|
2
|
Kiến thức tự chọn
|
8
|
3
|
Tiểu luận tổng quan
|
2
|
4
|
Chuyên đề
|
4
|
5
|
Luận án
|
70
|
|
Cộng
|
90
|
- Nếu NCS chưa có bằng thạc sĩ thì phải học bổ sung 30 tín chỉ thuộc chương trình đào thạc sĩ ngành Quản lý kinh doanh chưa kể học phần Triết học và tiếng Anh.
- Đối với NCS đã có bằng thạc sĩ nhưng ở ngành gần hoặc có bằng thạc sĩ đúng ngành nhưng tốt nghiệp đã nhiều năm hoặc do cơ sở đào tạo khác cấp thì tùy từng trường hợp cụ thể NCS phải học bổ sung một số học phần cần thiết theo yêu cầu của ngành đào tạo và lĩnh vực nghiên cứu.
4. Ðối tượng tuyển sinh
Thực hiện theo Quy chế, Quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Học viện Nông nghiệp Việt Nam về đào tạo trình độ tiến sĩ.
4.1 Ngành/chuyên ngành đúng và phù hợp
Quản trị kinh doanh, Marketing, Thương mại quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại, Kinh doanh thương mại và dịch vụ, Kinh doanh dịch vụ, Kế toán doanh nghiệp, Quản trị kinh doanh quốc tế, Quản trị kinh doanh thương mại, Quản trị doanh nghiệp, Quản trị kinh doanh tổng hợp, Quản trị chất lượng, Quản trị marketing, Quản trị bán hàng, Truyền thông marketing, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Kinh doanh bất động sản, Quản trị nhân lực, Quản trị văn phòng, Quản lý kinh doanh, Quản lý thị trường, Quản lý lao động, Quản lý nguồn nhân lực, Quản lý công nghiệp, Kinh doanh nông nghiệp, Quản lý tài nguyên rừng, Quản lý nguồn lợi thủy sản, Quản lý tài nguyên và môi trường, Quản lý du lịch, Kinh doanh du lịch, Bảo hiểm, Kinh doanh bảo hiểm, Thương mại.
4.2 Ngành/chuyên ngành gần
Nhóm I: Tài chính – Ngân hàng, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán, Kế toán – Kiểm toán, Tài chính – tín dụng, Quản lý nhà nước, Kinh tế bất động sản và địa chính, Khoa học quản lý, Quản lý môi trường và du lịch sinh thái, Kinh tế kế hoạch và đầu tư, Kinh tế lao động và quản lý nguồn lực, Kinh tế thẩm định giá, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính công, Tài chính quốc tế, Tài chính nhà nước, Thị trường chứng khoán, Kế toán tổng hợp, Kinh tế, Kinh tế phát triển, Kinh tế quốc tế, Kinh tế đầu tư, Kinh tế nông nghiệp, Kinh tế nông lâm ngư, Kinh tế các ngành sản xuất và dịch vụ, Kinh tế thủy sản, Kinh tế xây dựng, Kinh tế giao thông, Kinh tế bưu chính viễn thông, Kinh tế vận tải, Kinh tế bảo hiểm, Kinh tế chính trị, Phát triển nông thôn, Quản lý nhà nước, Quản lý khoa học công nghệ, Luật kinh tế, Quản lý xây dựng, Quản lý đất đai, Quản lý tài nguyên thiên nhiên, Kinh tế tài nguyên thiên nhiên, Quản lý kinh tế, Quản lý kinh tế các ngành sản xuất và dịch vụ, Quản lý bệnh viện.
Nhóm II: Hệ thống thông tin kinh tế và quản lý, Tin học quản lý, Hành chính học, Luật, Luật quốc tế, Quản lý đô thị, Quản lý giáo dục, Khuyến nông, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sau thu hoạch, Công nghệ chế biến thủy sản, Công nghệ chế biến nông sản, Bảo quản chế biến nông sản, Chăn nuôi, Nông học, Khoa học cây trồng, Bảo vệ thực vật, Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan, Lâm nghiệp, Lâm nghiệp đô thị, Lâm sinh, Thủy sản, Nuôi trồng thủy sản, Thú y, Dịch vụ xã hội, Công tác xã hội, Kinh tế gia đình, Bất động sản.
Nhóm III: Xã hội học, Chính trị học, Quan hệ quốc tế, Địa lý học, Quan hệ công chúng, Báo chí, Công tác tổ chức, Công nghệ sinh học, Sinh học ứng dụng, Khoa học môi trường, Tâm lý học, Khoa học đất, Thống kê, Toán ứng dụng, Hệ thống thông tin, Công nghệ thông tin, Công thôn, Điện, Công nghệ kỹ thuật điện, Điện khí hóa mỏ, Quy hoạch vùng và đô thị, Quy hoạch đô thị, Xây dựng, Xây dựng cầu đường, Kiến trúc công trình, Kiến trúc hạ tầng đô thị, Công trình, Xây dựng công trình, Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Công nghiệp chế tạo máy, Cơ khí chế tạo máy, Điện – điện tử, Điện tử - viễn thông, Thiết kế máy, Quản lý nhà nước về an ninh trật tự, Quản lý văn hóa, Kinh doanh xuất bản phẩm, Ngoại ngữ, Tiếng Anh.
5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
Thực hiện theo Quy chế, Quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Học viện Nông nghiệp Việt Nam về đào tạo trình độ tiến sĩ.
6. Thang điểm
Đánh giá theo thang điểm 10.
7. Nội dung chương trình
TT
|
Mã
|
Tên học phần
|
Tên tiếng Anh
|
Tổng số TC
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
BB
|
TC
|
HỌC PHẦN TIẾN SĨ
|
|
|
|
|
|
1
|
KQ0801
|
Phương pháp tiếp cận nghiên cứu trong quản trị kinh doanh
|
Research approaches in business management
|
3
|
2.5
|
0
|
x
|
|
2
|
KQ0802
|
Quản trị kinh doanh tầm chiến lược trong nền kinh tế hội nhập
|
Strategic Business Management in an Integrated Economy
|
3
|
2.5
|
0
|
x
|
|
3
|
KQ0803
|
Kế toán thực chứng trong Quản trị kinh doanh
|
Positive Theory Accounting in Business Management
|
2
|
2.0
|
0
|
|
x
|
4
|
KQ0804
|
Phân tích triển vọng kinh doanh
|
Business Perspectives Analysis
|
2
|
2.0
|
0
|
|
x
|
5
|
KQ0805
|
Chất lượng báo cáo tài chính
|
Quality of Financial reports
|
2
|
2.0
|
0
|
|
x
|
6
|
KQ0806
|
Thông tin kế toán cho hoạt động đầu tư và hợp nhất kinh doanh
|
Accounting Information for Investment and business consolidation
|
2
|
2.0
|
0
|
|
x
|
7
|
KQ0807
|
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập
|
Improvement of competences for leaders and managers in enterprises
|
2
|
2.0
|
0
|
|
x
|
8
|
KQ0808
|
Phân tích thị trường và hành vi khách hàng
|
Analyzing market and customer behavior
|
2
|
2.0
|
0
|
|
x
|
9
|
KQ0809
|
Tổ chức và hoạt động thị trường Tài chính
|
Organization and Operation of Financial Market
|
2
|
2.0
|
0
|
|
x
|
10
|
KQ0810
|
Mô hình tài chính trong quản trị doanh nghiệp
|
Financial Modeling for Managment
|
2
|
2.0
|
0
|
|
x
|
11
|
KQ0811
|
Quản trị rủi ro và khủng hoảng
|
Risk and Crisis Management – RCM
|
2
|
2.0
|
0
|
|
X
|
12
|
KQ0812
|
Nhân lực và Hội nhập
|
Human resource and Integration
|
2
|
2.0
|
0
|
|
X
|
TIỂU LUẬN TỔNG QUAN VÀ CHUYÊN ĐỀ
|
|
|
|
|
2.0
|
1
|
TLTQ
|
Tiểu luận tổng quan
|
Literature review essays
|
2
|
2.0
|
0
|
x
|
|
2
|
CĐ
|
Phương pháp luận nghiên cứu quản trị kinh doanh
|
Methodology in researching Business Management
|
2
|
2.0
|
0
|
|
X
|
3
|
CĐ
|
Quản trị tại các doanh nghiệp sau cổ phần hóa tại Việt Nam
|
Management of enterprises after equitization
|
2
|
2.0
|
0
|
|
X
|
4
|
CĐ
|
Liên kết và hợp tác trong sản xuất và kinh doanh
|
Linkage and Cooperation in production and marketing
|
2
|
2.0
|
0
|
|
x
|
5
|
CĐ
|
Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm
|
Analysis of Value chain
|
2
|
2.0
|
0
|
|
x
|
6
|
CĐ
|
Quản trị chuỗi cung ứng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam
|
Supply chain management of Vietnamese export products
|
2
|
2.0
|
0
|
|
X
|
7
|
CĐ
|
Xác định cơ cấu vốn tối ưu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
|
Solution to define the optimal capital structure in SMEs
|
2
|
2.0
|
0
|
|
X
|
8
|
CĐ
|
Các nhân tố ảnh hưởng tới giá trị doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam
|
Define the affecting factors to value of listed companies in VN
|
2
|
2.0
|
0
|
|
X
|
9
|
CĐ
|
Phát triển thị trường tài chính gắn với trách nhiệm xã hội ở Việt Nam
|
Develop the financial market with social responsibility in VN
|
2
|
2.0
|
0
|
|
X
|
10
|
CĐ
|
Quản trị các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước của Việt Nam
|
Management of 100% state owned enterprises in VN
|
2
|
2.0
|
0
|
|
x
|
11
|
CĐ
|
Nghiên cứu về chi trả lương bổng cho đội ngũ quản lý cao cấp tại Việt Nam
|
Research on the payment of salaries for senior management team in Vietnam
|
2
|
2.0
|
0
|
|
x
|
12
|
CĐ
|
Quản trị vốn lưu động và nâng cao hiệu quả kinh doanh (trong một ngành sản xuất cụ thể) tại Việt Nam
|
Manage the working capital and improve business efficiency (in a specific industry) in Vietnam
|
2
|
2.0
|
0
|
|
x
|
13
|
CĐ
|
Cơ sở lý luận xây dựng hệ thống quản trị phù hợp với tính cách và bản sắc văn hóa của người Việt Nam
|
The rationale for building management systems consistent with personality and cultural identity of Vietnam
|
2
|
2.0
|
0
|
|
x
|
14
|
CĐ
|
Lý thuyết và phương pháp xây dựng hệ thống đào tạo nội bộ phù hợp với điều kiện phát triển của doanh nghiệp Việt Nam.
|
Theory and methods of building internal training system suitable to the conditions of business development in Vietnam.
|
2
|
2.0
|
0
|
|
x
|
15
|
CĐ
|
Cơ sở lý luận về quản trị sự tự giác và khả năng áp dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam.
|
Justification of the discipline management and the ability to apply to Vietnam enterprises.
|
2
|
2.0
|
0
|
|
x
|
16
|
CĐ
|
Quản trị doanh nghiệp bằng hình ảnh và khả năng áp dụng tại Việt Nam.
|
Business Management based on visual Photos and applicability in Vietnam
|
2
|
2.0
|
0
|
|
x
|
17
|
CĐ
|
Mô hình liên kết doanh nghiệp tại Việt Nam
|
Model of linkage among enterprises in VN
|
2
|
2.0
|
0
|
|
x
|
18
|
CĐ
|
Giải pháp phát triển bền vững khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam (có thể chọn các ngành cụ thể)
|
Solutions for sustainable development of private sector inVietnam (can select specific industries
|
2
|
2.0
|
0
|
|
x
|
19
|
CĐ
|
Giải pháp phát triển thị trường dịch vụ kế toán - kiểm toán Việt Nam
|
Solutions to develop accounting – auditing services market in Vietnam
|
2
|
2.0
|
0
|
|
x
|
20
|
CĐ
|
Quản trị DN và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
|
Enterprise management and efficient operation of businesses
|
2
|
2.0
|
0
|
|
x
|
21
|
|
Mô hình kiểm soát quản lý ở các doanh nghiệp
|
Model of control in the enterprises
|
2
|
2.0
|
0
|
|
x
|
22
|
CĐ
|
Phân tích lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
|
Analysis of Company Competitive Advantages
|
2
|
2.0
|
0
|
|
x
|
LUẬN ÁN
|
Thesis
|
70
|
|
|
x
|
|
8. Kế hoạch giảng dạy
Các học phần tiến sĩ được giảng dạy vào học kỳ II.
Thời gian còn lại NCS thực hiện các chuyên đề, seminar, làm luận án.
9. Mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các học phần
9.1. Các học phần bắt buộc
1. KQ0801. Phương pháp nghiên cứu trong quản trị kinh doanh nâng cao
Phát hiện vấn đề và thiết kế nghiên cứu trong quản trị kinh doanh; phương pháp phân tích định tính trong quản trị kinh doanh; phương pháp phân tích định lượng trong quản trị kinh doanh
2. KQ0802. Quản trị kinh doanh tầm chiến lược trong nền kinh tế hội nhập
Tổng quan về nền kinh tế hội nhập và quản trị kinh doannh tầm chiến lược; Phân tích thị trường và môi trường kinh doanh; Quản trị các giá trị từ khách hàng, đối tác và doanh nghiệp; Quản trị các chiến thuật và hoạt động kinh doanh marketing; Quản trị kết quả, hiệu quả và trách nhiệm xã hội về hoạt động kinh doanh; Các công cụ hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược; Quản trị tài chính tầm chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế hội nhập.
3. KQ0803. Kế toán thực chứng trong Quản trị kinh doanh
Lý thuyết kế toán thực chứng dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm với dữ liệu và các sự kiện xảy ra trong thực tế để kiểm chứng các giả thuyết mà nhà nghiên cứu quan sát và đặt ra. Kế toán thực chứng thường áp dụng các phương pháp thống kê hay kinh tế lượng cao cấp để phục vụ cho việc kiểm chứng giả thuyết; để giải thích cho các sự vật hiện tượng xảy ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, vận dụng kế toán thực chứng trong quản trị kinh doanh có thể giúp giải thích và dự báo và ra quyết định phù hợp liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra hàng ngày trong thực tế doanh nghiệp; cũng như hỗ trợ các nhà tạo lập chính sách đưa ra các chính sách kế toán mới cho các giao dịch kinh tế mới phát sinh.
9.2. Học phần tự chọn
1. KQ0804. Phân tích triển vọng kinh doanh
Chiến lược và mục tiêu kinh doanh; Khảo sát thực trạng và phân tích môi trường kinh doanh; Đánh giá và dự báo triển vọng kinh doanh; Đánh giá các phương án kinh doanh và xác định điều kiện cần thiết.
2. KQ0805. Chất lượng báo cáo tài chính
Yếu tố báo cáo tài chính. Đo lường chất lượng báo cáo tài chính. Quản trị lợi nhuận và nâng cao chất lượng báo cáo tài chính. Nghiên cứu về chất lượng báo cáo tài chính.
3. KQ0806. Thông tin kế toán cho hoạt động đầu tư và hợp nhất kinh doanh
Tổng quan về thông tin kế toán và hệ thống thông tin kế toán: Thông tin kế toán và hoạt động đầu tư, hợp nhất kinh doanh Thông tin kế toán hữu ích cho quyết định kinh doanh; Đầu tư và hợp nhất kinh doanh trong bối cảnh hội nhập: Đầu tư kinh doanh và các vấn đề mâu thuẫn trong đầu tư kinh doanh; Xu hướng hợp nhất kinh doanh trong bối cảnh hội nhập & nhu cầu thông tin kế toán; Đánh giá và lựa chọn thông tin kế toán cho mục đích đầu tư; Đánh giá và lựa chọn thông tin kế toán cho mục đích hợp nhất.
4. KQ0807. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập
Học phần gồm 4 chuyên đề với các nội dung về: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh; Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong bối cảnh hội nhập; Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập; và Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.
5. KQ0808. Phân tích thị trường và hành vi khách hàng
Tổng qian về phân tích thị trường và hành vi Khách hàng, Phương pháp trong nghiên cứu Thị trường, Phương pháp phân tích hành vi khách hàng, Chuẩn bị Kế hoạch nghiên cứu thị trường và hành vi khách hàng, xây dựng kế hoạch nghiên cứu, tổ chức triển khai Kế hoạch nghiên cứu thị trường và hành vi khách hàng
6. KQ0809. Tổ chức và hoạt động của thị trường tài chính
Thị trường; cấu trúc thị trường tài chính; Cung cầu vốn, Nghiên cứu thị trường tài chính, Vai trò của thị trường tài chính đối với doanh nghiệp; Phương pháp đánh giá thị trường tài chính; lãi suất tín dụng và các chính tín dụng đối với doanh nghiệp
7. KQ0810. Mô hình tài chính trong quản trị doanh nghiệp
Giới thiệu mô hình tài chính và quản trị tài chính trong kinh doanh; Các mô hình trong đầu tư; Các mô hình trong sử dụng nguồn vốn; Các mô hình trong quyết định khác; Ứng dụng mô hình trong nghiên cứu ra quyết định của doanh nghiệp
8. KQ0811. Quản trị rủi ro và khủng hoảng
Tổng quan về khoa học quản trị rủi ro và khủng hoảng; Phương pháp nhận diện rủi ro và khủng hoảng; Phương pháp đo lường rủi ro và khủng hoảng gồm định tính và định lượng; Phương pháp đánh giá thái độ với rủi ro và khủng hoảng; Chiến lược kiểm soát rủi ro và khủng hoảng; Ứng dụng Bản đồ nhiệt trong quản trị rủi ro và khủng hoảng
9. KQ0812. Nhân lực và Hội nhập
Nhân lực trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; Xây dựng mục tiêu, kế hoạch và chính sách nhân lực trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Chuẩn mực toàn cầu của nhà quản trị nhân lực. Phát triển đội ngũ lãnh đạo kế nhiệm. Thu hút và giữ chân người tài
9.3. Tiểu luận tổng quan
a) Quy định
Bài tiểu luận tổng quan, tương đương 2 tín chỉ, được NCS trình bày về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án. Nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề liên quan mật thiết đến đề tài luận án, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết. Bài tiểu luận không quá 15 trang A4, cách dòng 1,5; phần trình bày bằng PowerPoint không quá 20 phút.
b) Tiêu chí đánh giá
- Chất lượng thông tin chuyên môn: 5 điểm
- Chất lượng trình bày: 2 điểm
- Trả lời câu hỏi của hội đồng: 3 điểm
9.4. Chuyên đề
a) Quy định
Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi nghiên cứu sinh tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của nghiên cứu sinh, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, giúp nghiên cứu sinh giải quyết một số nội dung của đề tài luận án.
Nghiên cứu sinh phải viết các chuyên đề (mỗi chuyên đề không quá 15 trang A4, cách dòng 1,5) và trình bày bằng PowerPoint (không quá 20 phút) trước Hội đồng đánh giá chuyên đề.
b) Tiêu chí đánh giá
Tiêu chí đánh giá tiểu luận tổng quan (theo thang điểm 10)
- Chất lượng thông tin chuyên môn: 5 điểm
- Chất lượng trình bày: 2 điểm
- Trả lời câu hỏi của hội đồng: 3 điểm
c) Mô tả hướng chuyên đề
1. Phương pháp luận nghiên cứu quản trị kinh doanh: Các vấn đề về phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu; cách tiếp cận; phương pháp thu thập thông tin; khung phân tích; chỉ tiểu liên quan tới các vấn đề về kinh doanh và QTKD.
2. Quản trị tại các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa tại Việt Nam: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa và sau cổ phần hóa. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa đối với nền kinh tế và Các vấn đề cơ bản về công tác quản trị doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa.
3. Quản trị chuỗi cung ứng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam: Hệ thống hóa lý thuyết và thực tiễn về quản trị chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng các mặt hang xuất khẩu, đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng và cách thức quản trị các chuỗi cung ứng các mặt hang này ở Việt Nam.
4. Giải pháp xác định cơ cấu vốn tối ưu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam: Các vấn đề cơ bản về vốn tối ưu, cơ cấu vốn tối ưu trong doanh nghiệp. Đặc điểm về vốn và cơ cấu vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Cách thức xác định cơ cấu vốn tối ưu và giải pháp xác định cơ cấu vốn tối ưu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
5. Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới giá trị doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam: Tình hình về các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam. Đặc điểm của các doanh nghiệp đó. Giá trị doanh nghiệp niêm yết, các nhân tố ảnh hưởng tới giá trị doanh nghiệp niêm yết và các vấn đề liên quan tới việc xác định các nhân tố ảnh hưởng tới giá trị doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam.
6. Phát triển thị trường tài chính gắn với trách nhiệm xã hội ở Việt Nam: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở VN. Thực trạng phát triển doanh nghiệp gắn với trách nhiệm xã hội ở Việt Nam. Thực trạng phát triển thị trường tài chính trong các doanh nghiệp. Các vấn đề về phát triển thị trường tài chính gắn với trách nhiệm xã hội ở Việt Nam.
7. Quản trị tại các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước của Việt Nam: Quản trị tại các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam. Doanh nghiệp sở hữu 100 % vốn nhà nước. Công tác quản trị và hiệu quả quản trị các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước của Việt Nam.
8. Nghiên cứu về chi trả lương bổng cho đội ngũ quản lý cao cấp tại Việt Nam: Đội ngũ cán bộ quản lý cao cấp, đặc điểm và công tác trọng dụng tại Việt Nam. Các hình thức và chế độ chi trả lương bổng cho đội ngũ cán bộ quản lý cao cấp. Các yếu tố quyết định và ảnh hưởng tới việc chi trả lương bổng cho đội ngũ cán bộ cao cấp tại Việt Nam.
9. Quản trị vốn lưu động và nâng cao hiệu quả kinh doanh (trong một ngành sản xuất cụ thể) tại Việt Nam: Vốn lưu động và đặc điểm của vốn lưu động ảnh hưởng tới công tác quản trị vốn lưu động. Các yếu tố và hiệu quả quản trị vốn lưu động. Ảnh hưởng của công tác quản trị vốn lưu động đến hiệu quả kinh doanh của một ngành. Các biện pháp quản trị vốn lưu động để nâng cao hiệu quả kinh doanh (trong một ngành sản xuất cụ thể) tại Việt Nam.
10. Cơ sở lý luận để xây dựng hệ thống quản trị phù hợp với tính cách và bản sắc văn hóa của người Việt Nam: Lý luận về công tác quản trị phù hợp với tính cách và bản sắc văn hóa. Những đặc điểm tính cách và bản sắc văn hóa tiêu biểu của người Việt Nam. Xây dựng hệ thống quản trị phù hợp với tính cách và bản sắc văn hóa của người Việt Nam.
11. Lý thuyết và phương pháp xây dựng hệ thống đào tạo nội bộ phù hợp với điều kiện phát triển của doanh nghiệp Việt Nam: Hệ thống đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp. Sự phù hợp của hệ thống đào tạo nội bộ với điều kiện phát triển của Doanh nghiệp Việt Nam. Lý thuyết và phương pháp xây dựng hệ thống đào tạo nội bộ phù hơp với điều kiện phát triển của doanh nghiệp Việt Nam.
12. Cơ sở lý luận về quản trị sự tự giác và khả năng áp dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam: Sự tự giác và ảnh hưởng của sự tự giác đến công tác quản trị. Đặc điểm và các yếu tố dẫn đến sự tự giác của người Việt Nam. Cơ sở lý luận về quản trị sự tự giác. Khả năng áp dụng công tác quản trị sự tự giác trong các doanh nghiệp Việt Nam.
13. Quản trị doanh nghiệp bằng hình ảnh và khả năng áp dụng tại Việt Nam: Các hình thức, công cụ và biện pháp quản trị hiện đại. Đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng tới việc quản trị doanh nghiệp bằng hình ảnh. Khả năng và các biện pháp áp dụng việc quản trị doanh nghiệp bằng hình ảnh tại Việt Nam.
14. Mô hình liên kết doanh nghiệp tại Việt Nam: Liên kết và các yếu tố ảnh hưởng tới liên kết trong doanh nghiệp. Thực trạng liên kết doanh nghiệp tại Việt Nam. Các mô hình và điều kiện áp dụng các mô hình liên kết doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay.
15. Giải pháp phát triển bền vững khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam (có thể chọn các ngành cụ thể): Lý thuyết về phát triển và phát triển bền vững khu vực kinh tế tư nhân. Lý thuyết về giải pháp phát triển bền vững và giải pháp phát triển bền vững khu vực kinh tế tư nhân. Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam.
16. Giải pháp phát triển thị trường dịch vụ kế toán - kiểm toán Việt Nam: Đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường dịch vụ kế toán kiểm toán. Đặc điểm thị trường dịch vụ kế toán kiểm toán tại Việt nam. Các giải pháp phát triển thị trường dịch vụ kế toán kiểm toán ở Việt Nam.
17. Quản trị DN và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: Quản trị, quản trị doanh nghiệp hiệu quả. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Thực trạng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam. Các giải pháp quản trị doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp Việt Nam.
18. Mô hình kiểm soát quản lý ở các doanh nghiệp: Kiểm soát và quản lý trong doanh nghiệp. Kiểm soát quản lý và hiệu quả quản lý trong doanh nghiệp. Các mô hình kiểm soát quản lý và khả năng vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam.
10. Nghiên cứu khoa học và làm luận án tiến sĩ
10.1. Nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là giai đoạn đặc thù, mang tính bắt buộc trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận án tiến sĩ. Mỗi NCS phải thực hiện một đề tài luận án dưới dạng nghiên cứu, điều tra, thí nghiệm để bổ sung các dữ liệu cần thiết, để từ đó nghiên cứu sinh đạt tới tri thức mới hoặc giải pháp mới. Đây là các cơ sở quan trọng nhất để nghiên cứu sinh viết luận án tiến sĩ.
Nghiên cứu sinh phải đảm bảo về tính trung thực, chính xác, tính mới của kết quả nghiên cứu khoa học của mình, chấp hành các quy định về sở hữu trí tuệ của Việt Nam và quốc tế.
10.2. Bài báo khoa học
Nghiên cứu sinh phải công bố ít nhất hai bài báo có liên quan đến luận án trên các tạp chí khoa học nằm trong danh mục tạp chí được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước quy định cho ngành (xét theo năm bài báo công bố) hoặc có trong danh mục tạp chí sau đây. Trong đó ít nhất 01 bài đăng ở Tạp chí Khoa học và Phát triển của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và phải có ít nhất 01 bài NCS là tác giả chính (đứng đầu).
Một số tạp chí khoa học
TT
|
Tên tạp chí
|
Cơ quan xuất bản
|
1
|
Các tạp chí KH nước ngoài cấp quốc gia và quốc tế viết bằng 1 trong các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Tây Ban Nha.
|
|
2
|
Các tạp chí KH nước ngoài khác do Hội đồng Chức danh giáo sư ngành quyết định (kể cả điểm công trình, không quá 1 điểm)
|
|
3
|
Báo cáo Khoa học tại Hội nghị Khoa học quốc gia và quốc tế đăng toàn văn trong kỷ yếu (Proceedings) hội nghị có phản biện khoa học
|
|
4
|
Kinh tế và Phát triển
|
Trường ĐH KTQD
|
5
|
Nghiên cứu kinh tế
|
Viện Kinh tế Việt Nam-Viện KHXH VN
|
6
|
Phát triển kinh tế
|
Trường ĐHKT Tp. HCM
|
7
|
Tài chính
|
Bộ Tài chính
|
8
|
Ngân hàng
|
Ngân hàng Nhà nước
|
9
|
Kinh tế và Dự báo
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
10
|
Con số và Sự kiện
|
Tổng cục Thống kê
|
11
|
Nông nghiệp và PTNT
|
Bộ NN & PTNT
|
10.3. Hội thảo khoa học
NCS được yêu cầu tham dự và trình bày ít nhất 2 hội thảo khoa học trong nước (khuyến khích tham dự và trình bày hội thảo quốc tế) về các nội dung liên quan đến luận án.
10.4. Luận án tiến sĩ
Luận án tiến sĩ phải là một công trình nghiên cứu khoa học sáng tạo của chính nghiên cứu sinh, có đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực nghiên cứu, giải quyết sáng tạo các vấn đề của ngành khoa học hay thực tiễn kinh tế - xã hội.
Luận án phải có những đóng góp mới về mặt học thuật, được trình bày bằng ngôn ngữ khoa học, vận dụng những lý luận cơ bản của ngành khoa học để phân tích, bình luận các luận điểm và kết quả đã đạt được trong các công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài luận án, trên cơ sở đó đặt ra vấn đề mới, giả thuyết mới có ý nghĩa hoặc các giải pháp mới để giải quyết các vấn đề đặt ra của luận án và chứng minh được bằng những tư liệu mới. Tác giả luận án phải có cam đoan danh dự về công trình khoa học của mình. Khuyến khích nghiên cứu sinh viết và bảo vệ luận án bằng tiếng Anh.
Luận án tiến sĩ có khối lượng không quá 150 trang A4, không kể phụ lục, trong đó có ít nhất 50% số trang trình bày kết quả nghiên cứu và biện luận của riêng nghiên cứu sinh.
Hình thức luận án phải được trình bày theo quy định của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và được tiến hành đánh giá qua hai cấp: Cấp Bộ môn và Cấp Học viện.
11. Danh sách đội ngũ giảng viên thực hiện chương trình
TT
|
Mã học phần
|
Tên học phần
|
Số tín chỉ
|
Cán bộ giảng dạy
|
Họ tên
|
Chức danh KH, học vị
|
Chuyên ngành đào tạo
|
Đơn vị công tác
|
1
|
KQ0801
|
Phương pháp tiếp cận nghiên cứu trong quản trị kinh doanh
|
3
|
Nguyễn Quốc Chỉnh
Đỗ Quang Giám
|
TS
PGS. TS
|
Kinh tế nông nghiệp và quản lý phát triển
Kinh doanh nông nghiệp/Kinh tế
|
Khoa Kế toán và QTKD
|
2
|
KQ0802
|
Quản trị kinh doanh tầm chiến lược trong nền kinh tế hội nhập
|
3
|
Trần Hữu Cường
Lê Hữu Ảnh
Đỗ Văn Viện
|
PGS. TS
PGS. TS
PGS.TS
|
Marketing và thương mại quốc tế Kinh tế và tổ chức lao động
Quản lý và kinh doanh nông nghiệp
|
Khoa Kế toán và QTKD
|
3
|
KQ0803
|
Kế toán thực chứng trong Quản trị kinh doanh
|
2
|
Trần Quang Trung
Bùi Bằng Đoàn
|
PGS. TS
PGS. TS
|
Kế toán quản trị
Kinh tế
|
Khoa Kế toán và QTKD
|
1
|
KQ0804
|
Phân tích triển vọng kinh doanh
|
2
|
Đỗ Quang Giám
Trần Quang Trung
|
PGS. TS
PGS. TS
|
Kinh doanh nông nghiệp/Kinh tế
Kế toán quản trị
|
Khoa Kế toán và QTKD
|
2
|
KQ0805
|
Chất lượng báo cáo tài chính
|
2
|
Lê Thị Minh Châu
Nguyễn Thị Thủy
Phí Thị Diễm Hồng
Vũ Ngọc Huyên
|
TS
TS
TS
TS
|
Kinh tế nông nghiệp
Kinh tế nông nghiệp
Kế toán
Quản trị rủi ro (Bảo hiểm nông nghiệp
|
Khoa Kế toán và QTKD
|
3
|
KQ0806
|
Thông tin kế toán cho hoạt động đầu tư và hợp nhất kinh doanh
|
2
|
Phí Thị Diễm Hồng
Lê Thị Minh Châu
Nguyễn Thị Thủy
|
TS
TS
TS
|
Kế toán
Kinh tế nông nghiệp
Kinh tế nông nghiệp
|
Khoa Kế toán và QTKD
|
4
|
KQ0807
|
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập
|
2
|
Trần Thị Thu Hương
Trần Hữu Cường
Chu Thị Kim Loan
|
TS
PGS.TS.
TS
|
Kinh tế nông nghiệp
Marketing và thương mại quốc tế
Kinh tế Nông nghiệp và Tài nguyên
|
Khoa Kế toán và QTKD
|
5
|
KQ0808
|
Phân tích thị trường và hành vi khách hàng
|
2
|
Nguyễn Văn Phương
Trần Hữu Cường
Chu Thị Kim Loan
|
TS
PGS.TS.
TS.
|
Marketing nông sản và thực phẩm
Marketing và thương mại quốc tế
Kinh tế Nông nghiệp và Tài nguyên
|
Khoa Kế toán và QTKD
|
6
|
KQ0809
|
Tổ chức và hoạt động thị trường Tài chính
|
2
|
Nguyễn Quốc Oánh
Lê Hữu Ảnh
Kim Thị Dung
|
TS
PGS. TS
PGS. TS
|
Quản lý và kế hoạch hóa
Kinh tế nông nghiệp
|
Khoa Kế toán và QTKD
|
7
|
KQ0810
|
Mô hình tài chính trong quản trị doanh nghiệp
|
2
|
Nguyễn Quốc Oánh
Lê Hữu Ảnh
|
TS
PGS. TS
|
Tín dụng nông nghiệp, nông thôn
Kinh tế và tổ chức lao động
|
Khoa Kế toán và QTKD
|
8
|
KQ0811
|
Quản trị rủi ro và khủng hoảng
|
2
|
Phạm Thị Hương Dịu
Nguyễn Quốc Chỉnh
Nguyễn Công Tiệp
|
TS.
TS.
TS.
|
Kinh doanh nông nghiệp
Kinh tế nông nghiệp và quản lý phát triển
Kinh doanh nông nghiệp
|
Khoa Kế toán và QTKD
|
9
|
KQ0812
|
Nhân lực và Hội nhập
|
2
|
Bùi Thị Nga
Nguyễn Công Tiệp
|
TS
TS
|
Kinh doanh nông nghiệp
Kinh doanh nông nghiệp
|
Khoa Kế toán và QTKD
|
12. Cơ sở vật chất phục vụ học tập
12.1. Các phòng thí nghiệm và các hệ thống thiết bị thí nghiệm quan trọng
Lớp học lý thuyết và các phương tiện nghe nhìn trong phòng: Học viện nông nghiệp Việt Nam đã đưa vào sử dụng một hệ thống giảng đường được thiết kế tương đối hiện đại và đạt tiêu chuẩn. Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh có các phòng học và các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho đào tạo, bồi dưỡng, thực hành chuyên môn và tổ chức các seminar.
Phòng thực hành tin học ứng dụng: Trong các phòng máy tính này cũng được nối mạng để NCS trao đổi và tìm kiếm thông tin trên mạng, có một số phần mềm chuyên môn cho chương trình Kinh tế.
12.2. Thư viện
Hệ thống thư viện và phòng đọc: NCS có thể sử dụng hai cơ sở: thư viện trung tâm của trường và thư viện của Khoa. Đặc biệt thư viện của Khoa với hàng nghìn đầu sách khác nhau cả sách tiếng Việt, tiếng Anh và các ngoại ngữ khác phục vụ cho các chuyên ngành của Khoa. Hệ thống thư viện mới được nâng cấp về cách tra cứu, mượn và hoàn trả sách và tài liệu một cách nhanh chóng và tiết kiệm. Để phục vụ chương trình đào tạo này, hàng năm sẽ có kế hoạch bổ sung thêm sách tiếng Anh chuyên ngành.
Để giúp cho sinh viên/học viên/NCS các ngành trong khoa Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh kết hợp giữa học lý thuyết và thực hành, một mặt trong nhà trường cũng có các công ty hoặc trung tâm có các hoạt động kinh doanh, vì vậy sinh viên có thể thực tập trong chính những nơi này.
Hiện nay Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh đã xây dựng được các liên kết với các đơn vị cơ sở, các tổ chức ở các thành phần khác nhau, các trung tâm, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp.... Các đơn vị này vừa là nơi thực tập cho sinh viên, là nơi tiếp nhận nguồn nhân lực đào tạo từ nhà trường, là nơi ứng dụng các kết quả nghiên cứu, cũng là nơi cung cấp phản hồi về yêu cầu chất lượng đào tạo đại học.
12.3. Giáo trình, Bài giảng
TT
|
Mã học phần
|
Tên học phần
|
Số tín chỉ
|
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Tài liệu tham khảo bắt buộc.
2. Tài liệu tham khảo thêm
|
1
|
KQ0801
|
Phương pháp tiếp cận nghiên cứu trong quản trị kinh doanh
|
3
|
1. Sue Greener & Dr. Joe Martelli & bookboon.com (2015). An introduction to Business Research Methods,2nd edition,© 2015 ISBN 978-87-403-0820-4
2. K. Venugopalan, S. U. Sreevidya, and S. K. Sunitha (2011). Business Research Methods School of Distance Education, University of Calicut, Malappuram Kerala, India 673 635.
3. Nguyễn Đình Thọ, Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Lao động Xã hội, 2012
|
2
|
KQ0802
|
Quản trị kinh doanh tầm chiến lược trong nền kinh tế hội nhập
|
3
|
1. Mason A. Carpenter and Wm. Gerard Sanders (2017). Strategic Management – A Dynamic Perspective. Upper Saddle River, New Jersey 07458. Pearson Prentice Hall.
2. George H. L, Jr. A. Parasuraman, R. A. Davis and B. M Enis. "An Empirical Study of Saleforce Turnover" Journal of Marketing, July 1997, pp. 34-59.
3. Gilbert A. C, Neild M. Ford and O. C. Walker. "Sales Force Management: Planning Implementation and Control". Homewood, IL: Irwin, 1995.
|
3
|
KQ0803
|
Kế toán thực chứng trong Quản trị kinh doanh
|
2
|
1. Richardson, G. D., O'Malley, P. L., & Ethics, U. o. W. C. f. A. (1995). Ethics and Positive Accounting Theory: Centre for Accounting Ethics, School of Accountancy, University of Waterloo.
2. Watts, R. L., & Zimmerman, J. L. (2004). Positive Accounting Theory: Pearson Education Taiwan.
3. Bùi Thị Thanh Tình (2015). Bàn về kế toán thực chứng ở Việt Nam: Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán, Số 11 (148) – 2015.
|
4
|
KQ0804
|
Phân tích triển vọng kinh doanh
|
2
|
1/ Krishna G. Palepu, Paul M. Healy and Erik Peek (2013). Business Analysis and Valuation. IFRS edition, 3th edtion, Cengage Learning.
2/ James Cadle, Debra Paul and Paul Turner (2010). Business analysis techniques: 72 essential tools for success.
3/Nguyễn Văn Dược, Đặng Kim Cương (1997). Phân tích hoạt động kinh doanh. NXB Thống kê
|
5
|
KQ0805
|
Chất lượng báo cáo tài chính
|
2
|
1. Ahmed Hani Al-Dmour, Maysam Abbod ànd Naim Salameh. “The impact of the quality of financial reporting on non-financial business performance and the role of organizations demographic attribites (Type, size and experience)”. Academy of Accounting and Financial Studies Journal. Volume 22, Number 1, 2018.
2. Arman Aziz Karagl Ph.D, Nazlý Kepçe Ynet Ph.D (2011). “Impact of Board Characteristics and Ownership Structure on Voluntary Disclosure: Evidence from Turkey”. The NewTurkish Commercial Code.
3. Barry Elliott and Jamie Elliot. “Financial Accounting and Reporting”. Fourth edition. Person Education Limited. 2011.
|
6
|
KQ0806
|
Thông tin kế toán cho hoạt động đầu tư và hợp nhất kinh doanh
|
2
|
1. Maria Carmen Huian (2015), The usefulness of accounting information on financial instruments to investors assessing non-financial companies. An empirical analysis on the Bucharest Stock Exchange, Accounting and Management Information Systems, Vol. 14, No. 4, pp.748-769, 2015
2. S.P. Kothari (2001), Capital markets research in accounting , Journal of Accounting and Economics 31 (2001) 105–231
3. Asheq Rahman, Jira Yammeesri, Hector Perera (2010), Financial reporting quality in international settings: A comparative study of the USA, Japan, Thailand, France and Germany, The International Journal of Accounting 45 (2010) 1 –34
|
7
|
KQ0807
|
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập
|
2
|
1. Trần Hữu Cường, Chu Thị Kim Loan, Nguyễn Hùng Anh, Bùi Thị Nga (2011). Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. NXB Xã hội.
2. Trần Hữu Cường (2014). Giáo trình Quản trị kinh doanh nông sản và thực phẩm. NXB- ĐHNN-Hà Nội.
|
8
|
KQ0808
|
Phân tích thị trường và hành vi khách hàng
|
2
|
1. Nguyễn Đình Thọ(2011), Phương phápnghiên cứu khoa họctrong kinh doanh, TPHCM: NXB Lao động–Xã hội.
2. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2008). Nghiên cứukhoa học Marketing: Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
|
9
|
KQ0809
|
Tổ chức và hoạt động thị trường Tài chính
|
2
|
1. CIEM và UNDP (2004). Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng, vấn đề, và giải pháp chính sách, NXB Tài chính.
2. Frederic S. Mishkin (2003), Kinh tế học tiền tệ, ngân hàng và các thị trường tài chính, xuất bản lần thứ bảy, Harper Collins College Publishers.
3. P. K. Rao (2003). Tài chính phát triển. Springer.
4. Ngân hàng Thế giới (2001), Tài chính cho tăng trưởng: Lựa chọn chính sách trong một thế giới đầy biến động, Ngân hàng Thế giới và Oxford University Press đồng xuất bản
|
10
|
KQ0810
|
Mô hình tài chính trong quản trị doanh nghiệp
|
2
|
1. Bennings, S. (2000), Financial Modeling, 2nd Edition, The MIT Press.
2. Bodie, Z., Kane, A., and Marcus, A. (2011), Essentials of Investment, McGraw-Hill.
3. Bonini, Hausman, Bierman, (2007), Quantitative Annalysis for Management, Irwin.
|
11
|
KQ0811
|
Quản trị rủi ro và khủng hoảng
|
2
|
1. Nguyễn Minh Kiều, 2009, Quản trị rủi ro tài chính, NXB Thống Kê
2. Đỗ Hoàng Toàn, 2008, Quản lý rủi ro trong doanh nghiệp, NXB Khoa học kỹ thuật
3. Lê Anh Dũng, 2015, Quản lý rủi ro trong doanh nghiệp xây dựng, NXB Xây dựng
|
12
|
KQ0812
|
Nhân lực và Hội nhập
|
2
|
1. Phạm Đức Tiến (2016), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ Chính trị học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
2. Võ Thị Kim Loan (2015), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tại TP Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
3. Bùi Quang Bình (2010) Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế tại miền Trung- Tây nguyên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Phát triển kinh tế xã hội Đà nẵng, trang 38-42.
|
13
|
|
Tổng quan/cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề nghiên cứu
|
Bài giảng chuyên đề tổng quan tài liệu nghiên cứu
|
14
|
|
Phương pháp luận về vấn đề nghiên cứu
|
Bài giảng chuyên đề phương pháp nghiên cứu
|
15
|
|
Thực trạng và giải pháp về vấn đề nghiên cứu
|
Bài giảng chuyên đề phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu
|
13. Hướng dẫn thực hiện chương trình
Thực hiện theo Quy chế, Quy định đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
14. Đề cương chi tiết các học phần