Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh là một trong các khoa lớn của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Lực lượng cán bộ giảng viên trong Khoa hiện nay là 62, gồm các Phó giáo sư, Tiến sỹ và Thạc sỹ, đại đa số được đào tạo bài bản từ các nước tiên tiến trên thế giới. Hàng năm, Khoa hiện đang đào tạo cả 3 bậc học là đại học, cao học và tiến sỹ. Hàng năm, có khoảng 500-700 sinh viên đại học đăng ký các ngành học trong khoa và khoảng 50-100 học viên sau đại học. Bên cạnh công tác đào tạo, Khoa luôn xác định nhiệm vụ trong tâm trong chiến lược phát triển của Khoa là hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Trong giai đoạn 2015-2020, Khoa đã chủ trì và triển khai nhiều hoạt động KHCN ở trong nước và hợp tác với nước ngoài.
I- Những thành tựu nổi bật giai đoạn 2015-2020
1. Chủ trì các đề tài cấp Bộ và cấp tỉnh:
- Chủ trì Đề tài đặt hàng của Bộ NN&PTNT: Dự báo nhu cầu số lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học một số ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn phục vụ thực hiện cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công có sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
- Chủ trì Đề tài đặt hàng của Bộ NN&PTNT: Phân tích, đánh giá và đề xuất danh mục ngành đào tạo trình độ đại học thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước phục vụ việc thực hiện cơ chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ đào tạo.
- Chủ trì Đề tài cấp Bộ thuộc Bộ NN&PTNT: Nghiên cứu đề xuất chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất-tiêu thụ sản phẩm trong trồng trọt, lâm nghiệp và thủy sản.
- Chủ trì 07 đề tài cấp tỉnh: (1) Liên kết trong sản xuất ngô làm thức ăn chăn nuôi ở tỉnh Sơn La; (2) Nghiên cứu đánh giá việc thực hiện quy hoạch và hiệu quả triển khai phát triển cây chè trên địa bài tỉnh đối với vùng, từng huyện cụ thể; (3) Đánh giá hiệu quả một số cây trồng, vật nuôi trên cao nguyên Mộc Châu và đề xuất định hướng giải pháp cho phát triển chăn nuôi và trồng trọt trên địa bàn; (4) Mối quan hệ giữa quyền sử dụng đất nông nghiệp của các hộ gia đình và nhà đầu tư. Kinh nghiệm từ các địa phương trong nước và giải pháp đối với tỉnh Sơn La; (5) Phát triển kinh tế hợp tác xã theo hướng bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới: Kinh nghiệm một số địa phương trong nước và giải pháp cho tỉnh Sơn La; (6) Nghiên cứu các hình liên kế và hợp tác sản xuất và tiêu thụ gia cầm trên địa bàn tỉnh Thái Bình; (7) Nghiên cứu giải pháp thúc đẩy các hình thức kinh tế tập thể tại tỉnh Thái Bình.
- Khoa cũng đã chủ trì xây dựng các Đề án phát triển nông nghiệp các tỉnh như Hà Nội, Huế, Thanh Hóa; cũng như chủ trì viết các đề xuất nhiệm vụ khoa học cấp nhà nước, cấp bộ và tương đương.
- Ngoài ra, các giảng viên của Khoa còn tham gia 03 đề tài cấp Nhà nước; chủ trì 01 đề tài Nafosted về “Nghiên cứu nhận thức và hành vi của nông dân miền núi phía Bắ đối với biến đổi khí hậu”, tham gia 05 đề tài Nafosted khác; và tham gia các đề tài hợp tác quốc tế, đề tài cấp bộ và tương đương cùng với các đơn vị khác trong và ngoài Học viện.
2. Chủ trì và tham gia thực hiện Dự án hợp tác quốc tế với Cộng đồng châu Âu (EU)
- Chủ trì Dự án LMPT trong Chương trình Erasmus+ về xây dựng và phát triển chương trình đào tạo bậc đại học về Quản lý và phát triển du lịch và chương trình cao học về Quản lý du lịch bền vững.
- Tham gia Dự án nghiên cứu đề xuất chính sách cho các nước Đông Nam Á nhằm nâng cao giá trị gia tăng của nông sản, do chính phủ tài trợ.
- Tham gia Dự án xây dưng chương trình đào tạo kinh doanh và công nghệ thực phẩm do ĐSQ Ireland tài trợ
3. Hợp tác với các tổ chức và cơ quan trong chuyển giao kiến thức
- Khoa đã hợp tác với Liên minh các HTX Việt Nam trong việc biên soạn 3 cuốn giáo trình cho Liên minh gồm: Giáo trình Quản lý Kinh doanh trong HTX; Giáo trình Kế toán HTX; Giáo trình Kiểm soát HTX.
- Khoa cũng hợp tác cung cấp hàng chục khóa tập huấn TOT cho các cán bộ thuộc hệ thống Liên minh các HTX Việt Nam về các lĩnh vực như: Quản trị HTX; Xây dựng kế hoạch kinh doanh trong HTX; Tư vấn liên kết HTX với các tổ chức theo chuỗi; Phương pháp và kỹ năng tư vấn cho cán bộ HTX; Tư vấn vay vốn cho các HTX từ Quỹ phát triển HTX của Liên minh các HTX; Kỹ năng kiểm soát hoạt động của HTX, v.v…
- Các giảng viên của Khoa cũng hợp tác với Chi hội Kế toán Kiểm toán Thái Bình: Tập huấn kỹ năng quản trị doanh nghiệp, kỹ năng phân tích báo cáo tài chính, kỹ năng kiểm soát nội bộ cho các chủ doanh nghiệp và kế toán trưởng một số doanh nghiệp ở tỉnh Thái Bình.
- Các giảng viên của Khoa cũng hợp tác cung cấp các khóa tập huấn ngắn hạn cho các địa phương về Khởi nghiệp.
4. Công bố các bài báo trong nước/ quốc tế thuộc danh mục ISI/Scopus
Trong giai đoạn 2015-2020: Các giảng viên của Khoa đã công bố được khoảng trên 60 bài báo quốc tế, trong đó 20 bài thuộc danh mục ISI/Scopus, chiếm 1/3. Chưa kể, các giảng viên của Khoa cũng đã công bố trên 200 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín trong nước.
5. Khoa cũng đã tổ chức hàng chục hội thảo quốc tế: Với các chuyên gia đến từ Mỹ, E.U, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia,…về các vấn đề chuyên môn 2 bên quan tâm.
II- Thành tựu KHCN nổi bật nhất giai đoạn 2015-2020
* Chủ trì Đề tài đặt hàng của Bộ NN&PTNT (2020): “Dự báo nhu cầu số lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn phục vụ thực hiện cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ công có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước”.
* Chủ trì Đề tài đặt hàng của Bộ NN&PTNT (2019): “Phân tích, đánh giá và đề xuất danh mục ngành đào tạo trình độ đại học thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước phục vụ việc thực hiện cơ chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ đào tạo”.
* Chủ trì Đề tài cấp Bộ thuộc Bộ NN&PTNT (2016-2017): Nghiên cứu đề xuất chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất-tiêu thụ sản phẩm trong trồng trọt, lâm nghiệp và thủy sản.