Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thuộc đề tài cấp Bộ năm 2023-2025, ngày 11/6/2024, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đại diện là ban chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp thu hút lao động trẻ khởi nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp theo các vùng kinh tế”(mã số 77/2023/HĐ-KHCN-HVNNVN) đã phối hợp cùng huyện đoàn thanh niên huyện Cư M’ga tỉnh Đắc tổ chức thành công hộiThực trạng và giải pháp thu hút lao động trẻ khởi nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp vùng Bắc Trung Bộ & DHMT và vùng Tây Nguyên giai đoạn 2015 – 2022. Hội thảo diễn ra tại hội trường trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện và thu hút nhiều đại biểu và bài tham luận đến từ nhiều địa bàn trong và ngoại tỉnh. Mục tiêu của hội thảo là thảo luận và thu thập ý kiến từ các bên liên quan về giải pháp thúc đẩy thu hút lao động trẻ khởi nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp vùng Bắc Trung bộ & DHMT và vùng Tây Nguyên trong thời gian tới.

leftcenterrightdel
Hình 1. Toàn cảnh Hội thảo 

Cùng với sự phối hợp của huyện đoàn Cư M’ga tỉnh Đắk Lắk, đại diện là đồng chí bí thư huyện đoàn Y Wal M’lô, tham gia đồng chủ trì hội thảo có TS. Trần Thị Thu Hương – Chủ nhiệm đề tài. Các đại biểu tham dự đến từ cơ quan gồm đại diện phòng Nông nghiệp huyện Cư m’ga, Chi Cục Quản lý chất lượng nông, lâm thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lăk; từ phía đơn vị doanh nghiệp, HTX gồm các chủ thể khởi nghiệp cây cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và đặc biệt nhiều lao động trẻ đã và đang có hoạt động khởi nghiệp trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp của tỉnh. Về phía Học viện Nông nghiệp, ngoài thành viên ban chủ nhiệm đề tài, còn có nhiều đại biểu khác là thầy cô giảng dạy trực tiếp và các nghiên cứu viên tham dự.

leftcenterrightdel
Hình 2. Đại diện phòng nông nghiệp huyện và huyện đoàn CƯ M’ga phát biểu tại Hội thảo 

Các ý kiến thảo luận trong hội thảo cho thấy, để tìm được các giải pháp thúc đẩy lao động trẻ trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trong các ngành hàng đặc trưng của vùng, như cà phê tại Tây Nguyên, Cam tại vùng duyên hải miền trung thì cần nhận diện rõ các đặc trưng của sản xuất nông nghiệp nhiều rủi ro, nghề của “chân lấm tay bùn”, thì trường đầu ra còn nhiều “bấp bênh” do thiế”chủ động của các bên,…. Trong khi khó khăn của lao động trẻ, hầu hết có tư tưởng “cả them chóng chán” và “sợ thất bại” hoặc thất bại rồi không có khả năng làm lại. Theo ý kiến của một số đại biểu cơ quan quản lý địa phương để giải quyết những vấn đề này, giải pháp cần làm là hoàn thiện cơ chế chính sách theo hướng hấp dẫn cho đội trẻ như: Hỗ trợ vốn (có thể là đối ứng) với giá trị đủ lớn để phát triển sản xuất (bởi hiện nay các chính sách có nhưng giá trị vốn chưa đủ hấp dẫn cho lao động trẻ khởi nghiệp); đồng thời bổ sung các chính sách đào tạo nào liên quan đến lao động trẻ đào tạo nông nghiệp hướng đến đào tạo theo nhu cầu thực tiễn và bài bản để tạo vườn ươm nguồn nhân lực phát triển nông nghiệp,.... Đồng tình với ý kiến của các đại biểu, đại diện từ phía cơ quan huyện đoàn Cư M’ga cho biết, để tạo điều kiện cho các bạn trẻ tham gia khởi nghiệp sản xuất cà phê nói riêng và nông nghiệp nói chung, từ phía các lao động trẻ cần chủ động nâng cao trình độ năng lực đoàn viên, thanh niên (nhất là hướng dẫn khóa học kỹ thuật, thị trường…); từ phía cơ quan địa phương cần hỗ trợ lao động trẻ tiếp cận vốn để khởi nghiệp nhiều hơn, thực chất hơn; từ phía các cơ quan quản lý cấp tỉnh, huyện, nhà tư vấn, nhà khoa học cần ban hành các chính sách định hướng về thị trường cụ thể và thiết thực hơn (Nên định hướng sản xuất sản phẩm gì,hướng đến thị trường nào;…), đồng thời từ phía các tổ chức chính trị xã hội cần chung tay để tạo các phong trào khởi nghiệp, khơi dậy sự đam mê và nhiệt huyết của khởi nghiệp của thanh niên trong lĩnh vực nông nghiệp,..

leftcenterrightdel
 Hình 3: Đại diện lao động trẻ phát biểu thảo luận tại Hội thảo

Từ phía các lao động trẻ, hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến tham vấn và chia sẻ từ các cá nhân và tổ chức khởi nghiệp thành công. Đặc biệt ý kiến của giám đốc HTX Thương mại và Dịch vụ Bình Minh- bà Triệu Thị Châu,  lao động trẻ khởi nghiệp đã thành công trong lĩnh vực cây cà phê đã thu hút được nhiều sự quan tâm của đại biểu tham dự. Theo bà Châu, để rút ngắn khoảng cách đi đến thành công và giảm bớt chi phí trong quá trình khởi nghiệp, các bạn trẻ cần xuất phát từ những điều kiện của mình hiện có và cần giữ tinh thần khởi nghiệp, luôn tâm huyết và trách nhiệm với những lựa chọn của mình. Chi sẻ với hội thảo, bà Châu cũng cho biết, bản thân mình đã nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp với tư tưởng: “Khi bạn trẻ người khác nhìn vào bố mẹ bạn để đối xử và khi mình lập nghiệp thì người ta nhìn vào mình để đối xử với bố mẹ” và lời khuyên cho các bạn trẻ là nên tận dụng các cơ hội học hỏi, lắng nghe từ nhiều phía và đặc biệt tìm được nơi để xin tư vấn đáng tin cậy khi cần.

leftcenterrightdel
Hình 4. Hoạt động thảo luận và chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo 

 Kết luận hội thảo, các đại biểu đều nhất trí rằng hội thảo có ý nghĩa tích cực trong quá trình thúc đẩy hoạt đông khởi nghiệp của lao động trẻ tại địa phương. Các bài tham luận và các ý kiến đóng góp trong Hội thảo là minh chứng thực tiễn  giúp cho đề tài tiếp tục triển khai đúng hướng và đề xuất được các giải pháp hiệu quả hơn.

Phí Thị Diễm Hồng, Nhóm NCM-Hợp tác và liên kết kinh doanh nông nghiệp

Trần Thị Thu Hương, Nhóm NCM-Kinh doanh, thương mại và phát triển bền vững

Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh