Trong khuôn khổ hoạt động triển khai đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì và nâng cao giá trị các sản phẩm OCOP của tỉnh Lai Châu theo chuỗi liên kết” do TS. Phí Thị Diễm Hồng làm chủ nhiệm, ngày 22/03/2024 tại thành phố Lai Châu, nhóm NCM “Hợp tác và liên kết kinh doanh nông nghiệp”- Khoa Kế toán và QTKD, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tphối hợp cùng với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu tổ chức Hội thảo “Giải pháp duy trì và nâng cao giá trị các sản phẩm OCOP của tỉnh Lai Châu. Hội thảo diễn ra tại thành phố Lai Châu và thu hút nhiều đại biểu đến từ 8 huyện trong tỉnh. Mục tiêu của hội thảo là thảo luận và thu thập ý kiến các bên liên quan về giải pháp duy trì và nâng cao giá trị sản phẩm OCOP theo chuỗi liên kết trong thời gian tới.

leftcenterrightdel
Quang cảnh Hội thảo

Tham gia chủ trì hội thảo có TS. Nguyễn Trường An - phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu và PGS.TS Nguyễn Anh Trụ - phó trưởng khoa Kế toán & QTKD, Học viện Nông  nghiệp Việt Nam. Về phía cơ quan quản lý tham dự hội thảo có đại diện Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ông Hoàng Đình Chinh – giám đốc Văn phòng điều phố chương trình Nông thôn mới tỉnh; đại diện cơ quan quản lý cấp huyện, thành phố, ông Trịnh Văn Đoàn, phó chủ tịch UBND huyện Phong Thổ; Bà Dương Thị Nhài, phó trưởng phòng kinh tế thành phố Lai Châu; Ông Nguyễn Trọng Hưởng, phó phòng Nông nghiệp các huyện Than Uyên,  Bà Hoàng Thị Luyến phó trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tân Uyên, Ông Nguyễn Đình Thượng trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tam Đường, Ông Nguyễn Cảnh Đức, phó phòng Nông nghiệp huyện Phong Thổ; Về phía chủ thể OCOP, tham dự hội thảo có nhiều địa diện là HTX, DN và hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố và một số huyện trong tỉnh. Về phía đơn vị thực hiện đề tài, tham dự hội thảo ngoài thành viên Ban chủ nhiệm đề tài còn có nhiều đại biểu khác đến từ Học viện nông nghiệp.

leftcenterrightdel
 Đại diện Cơ quan quản lý chuyên môn phát biểu tại Hội thảo

Tại Hội thảo, các tham luận trình bày tại hội thảo tập trung vào các nội dung:  (i) Thực trạng các giải pháp đã áp dụng trong sản xuất, tiêu thụ, duy trì và phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Lai Châu; (ii) Các sáng kiến, ý tưởng đổi mới, cách làm mới trong duy trì và phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Lai Châu; (iii) Định hướng và giải pháp trong sản xuất, tiêu thụ, duy trì và phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Lai Châu; và (iv)Kinh nghiệm thực hiện các giải pháp duy trì, phát triển sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh. Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ông Hoàng Đình Chinh cho biết sau hơn 4 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn toàn tỉnh (từ năm 2020 - nay) đã tổ chức đánh giá, phân hạng và chứng nhận được 204 sản phẩm OCOP đạt hạng từ 3 sao đến 4 sao của 89 chủ thể (trong đó có 13 sản phẩm 4 sao, 191 sản phẩm 3 sao). Tuy nhiên để các chủ thể OCOP duy trì và phát triển thương hiệu sản phẩm trong những năm tiếp theo, các cấp, các ngành và địa phương cần ưu tiên một số giải pháp nhất định, trong đó việc nâng cao nhận thức của người dân và chủ thể về vai trò, tầm quan trọng trong việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm OCOP, chất lượng hàng hóa sản phẩm OCOP là chìa khóa trong việc xây dựng thương hiệu, coi thương hiệu là niềm tự hào, tự tôn của quê hương.

leftcenterrightdel
Đại diện một số chủ thể OCOP phát biểu thảo luận tại Hội thảo 

Nhiều ý kiến trong hội thảo cũng đồng tình với đề xuất giải pháp của nhóm nghiên cứu gồm: giải pháp tạo vùng nguyên liệu đặc trung cho từng sản phẩm, đảm bảo yếu tố truyền thống; giải pháp về ứng dụng công nghệ số về truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP; giải pháp về vốn hỗ trợ chủ thể từ các chương trình mục tiêu quốc gia về nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt, trong không khí sôi nổi của buổi hội thảo, nhiều cán bộ quản lý cấp huyện cho biết, để thực hiện các giải pháp đề xuất cần cự thể theo từng nhóm công việc như về xúc tiến thương mại, các chủ thể và cơ quan quản lý cần phối hợp tổ chức các chương trình, sự kiện về OCOP như tuần lễ tiêu dung sản phẩm OCOP, gian hàng thương mại OCOP Lai Châu; để nâng cao chất lượng sản phẩm, cần có ban tư vấn chuyên môn cấp tỉnh về phát triển OCOP hoạt động hiệu quả;…

 

Về phía các chủ thể OCOP, đã có rất nhiều ý kiến phát biểu tại hội nghị, trong đó tập trung vào các giải pháp như: định giá sản phẩm theo đối tượng khách hàng; quản trị giá trị sản phẩm; phương thức quản cáo và xúc tiến thương mại thông qua liên kết chuỗi, liên kết từ sản xuất đến bàn ăn,….

leftcenterrightdel
 Hoạt động thảo luận và chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị

Kết luận hội thảo, TS Nguyễn Trường An cho rằng các giải pháp cần xuất phát từ các khó khan hiện có của phát triển OCOP của Lai Châu, trong đó cần quan tâm đến công tác tuyên truyền, vấn đề giải quyết vùng nguyên liệu; vấn đề tem nhãn sản phẩm và liên kết chuỗi khắc phục những khó khan trong tiêu thụ và tính đặc trưng vùng miền của các sản phẩm hiện có.

Kết quả của Hội thảo là minh chứng thực tiễn  giúp cho đề tài tiếp tục triển khai đúng hướng và đề xuất được các giải pháp thiết thực cho phát triển sản phẩm OCOP của địa phương.

Phan Lê Trang, Phí Thị Diễm Hồng, Lê Thị Minh Châu,

Nhóm NCM-Hợp tác và liên kết kinh doanh nông nghiệp