Mô tả ngành công nghệ thực phẩm

Trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam khoảng 6,8%/năm, cùng với dân số dự kiến đạt 104 triệu người vào năm 2030, nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam đối với thực phẩm chế biến ngày càng lớn, đặc biệt là nhu cầu về các sản phẩm sạch được chế biến an toàn và tinh tế. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tại thời điểm năm 2012 cả nước có trên 6.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông, thủy sản. Mặt khác, Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 9/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ cũng xác định Công nghiệp chế biến là một trong 3 nhóm ngành được lựa chọn ưu tiên phát triển trong chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Chính vì thế Công nghệ thực phẩm là ngành được xếp thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2015 - 2025, từng bước khẳng định vị thế của mình trong đời sống kinh tế xã hội của Việt Nam.

leftcenterrightdel
 

Công nghệ thực phẩm là ngành chuyên về lĩnh vực chế biến nông sản, thực phẩm; kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm trong quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm, và hóa học.

Sinh viên theo học ngành Công nghệ thực phẩm được trang bị đầy đủ kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành để có khả năng làm chủ quy trình công nghệ chế biến và bảo quản các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật. Nhằm củng cố kiến thức lý thuyết và tạo động lực phát huy tính sáng tạo và khơi gợi niềm đam mê khoa học/ngành học cho sinh viên, ngay từ năm đầu đại học, nhiều em đã được lựa chọn để tham gia thực hiện các đề tài/dự án NCKH dưới sự hướng dẫn của giảng viên giàu kinh nghiệm.

Ngoài khối kiến thức cơ bản và chuyên ngành về công nghệ thực phẩm, sinh viên còn được chú trọng phát triển những kỹ năng cần thiết như: kỹ năng quản lý, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp và nâng cao sự hiểu biết về các vấn đề xã hội và cung cấp các cơ hội thực hiện trách nhiệm xã hội cho sinh viên. thông qua các khóa đào tạo kỹ năng mềm và các hoạt động ngoại khóa như tình nguyện, câu lạc bộ, hoạt động đoàn thanh niên hội sinh viên…

leftcenterrightdel
 

Cơ hội việc làm cho cử nhân tốt nghiệp ngành công nghiệp thực phẩm:

Cử nhân Công nghệ thực phẩm có thể làm việc chuyên môn tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm (chế biến thịt, cá,  sữa, rau quả, chè, cà phê, đồ hộp...), giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học, thực hiện nghiên cứu tại các viện nghiên cứu liên quan đến lương thực thực phẩm, là cán bộ phụ trách kỹ thuật, quản lý có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực chế biến, bảo quản, và nâng cao chất lượng thực phẩm thương mại trên thị trường nội địa và xuất khẩu hoặc có thể trở thành chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng tại các trung tâm dinh dưỡng và các trung tâm y tế, hoặc làm việc tại cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực thực phẩm.

Cử nhân Công nghệ thực phẩm có cơ hội theo học ở  bậc cao học (thạc sĩ và tiến sĩ) tại các trường đại học trong nước hoặc nước ngoài về các lĩnh vực như công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch, y sinh học, sinh học phân tử, dinh dưỡng cộng đồng….

leftcenterrightdel
 

                                                                                     Khoa Công nghệ thực phẩm