Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nguồn tài nguyên nước dồi dào với 16 lưu vực sông chính, 3.450 sông, suối với chiều dài từ 10km trở lên, trong đó có 405 sông suối liên tỉnh (Thủ tướng Chính phủ, 2010), 3.045 sông, suối nội tỉnh (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012) và lượng mưa trung bình năm lớn khoảng 2.000mm. Nước mặt và nguồn dự trữ nước dưới đất phong phú cung cấp nguồn tài nguyên nước đáng kể và phần lớn các nguồn tài nguyên này có thể khai thác, sử dụng.

leftcenterrightdel
 Vai trò của nước đối với đời sống, Nguồn: internet 

Tài nguyên nước mưa

Lượng mưa trung bình năm thời kỳ nhiều năm trên cả nước khoảng 1.990mm, tương ứng khoảng 640 tỷ m3/năm (Cục Quản lý tài nguyên nước, 2021). Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đều theo cả không gian và thời gian. Hình thành nên trung tâm mưa nhỏ từ khoảng (500÷600) mm và trung tâm mưa lớn khoảng (4.000÷5.000) mm. Trong năm, phân làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa (từ 3 – 5 tháng) chiếm 70-80% và mùa khô (từ 7 – 9 tháng) chỉ chiếm 20-30% tổng lượng dòng chảy cả năm.

Tài nguyên nước mặt

Tổng lượng tài nguyên nước (TNN) mặt trên toàn quốc trung bình nhiều năm (từ 1980 đến 2020) khoảng 844,3 tỷ m3/năm, trong đó, lượng nước trong nước khoảng 339,9 tỷ m3/năm (chiếm 40,3%) và ngoại sinh khoảng 504,4 tỷ m3/năm (chiếm 59,7%) (Cục Quản lý tài nguyên nước, 2021).

TNN mặt có sự phân bố không đều trên các lưu vực sông (LVS), trong đó, tập trung trên LVS Cửu Long đến khoảng 56,2%, LVS Hồng – Thái Bình 17,6%, các LVS còn lại chỉ từ 1 – 5% (Cục Quản lý tài nguyên nước, 2021).

Tài nguyên nước dưới đất

Việt Nam có tổng lượng tiềm năng nước dưới đất khá lớn, ước tính khoảng 91,5 tỷ m3/năm (nước nhạt khoảng 69 tỷ m3/năm, nước mặn khoảng 22,4 tỷ m3/năm), trong đó tổng lượng nước nhạt có thể khai thác khoảng 22,3 tỷ m3/năm tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng thuộc các LVS: Hồng - Thái Bình, hạ lưu LVS Đồng Nai, LVS Cửu Long (Cục Quản lý tài nguyên nước, 2021).

Nhu cầu sử dụng nước hiện trạng

Tổng nhu cầu sử dụng nước trên toàn quốc ước tính khoảng 117 tỷ m3/năm, trong đó, nhu cầu nước cho sinh hoạt, các ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, du lịch dịch vụ) khoảng 107 tỷ m3/năm (chiếm 91%). Ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất về nhu cầu nước của cả nước, chiếm đến 81%.

Công trình khai thác và lượng nước khai thác sử dụng

Theo số liệu thống kê từ các Bộ, địa phương đến hết năm 2021, trên cả nước có khoảng 40.200 công trình khai thác sử dụng (KTSD) nước gồm 29.860 công trình khai thác nước mặt và khoảng 10.346 công trình khai thác nước dưới đất (Bộ Tài nguyên và môi trường, 2022).

Lượng nước KTSD từ các công trình khoảng 40,69 tỷ m3/năm (nước mặt khoảng 39,05 tỷ m3/năm và lượng nước dưới đất khoảng 1,64 tỷ m3/năm).

Như vậy, tổng lượng nước khai thác sử dụng trên mặt và dưới đất của các công trình khai thác sử dụng chỉ đáp ứng khoảng 35% so với nhu cầu hiện trạng.

leftcenterrightdel
Tổng lượng nước KTSD của các công trình
Tổng lượng nước KTSD của các công trình 

Nguồn: Bộ Tài nguyên và môi trường, 2022

Thách thức trong khai thác sử dụng tài nguyên nước

Nguồn nước của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài: tổng lượng nước từ nước ngoài chảy vào Việt Nam khoảng 504 tỷ m3, chiếm 60% tổng lượng dòng chảy của các sông của nước ta.

Nguồn nước phân bố không đều theo không gian và thời gian: toàn bộ phần lãnh thổ từ các tỉnh biên giới phía Bắc đến Tp. Hồ Chí Minh, nơi có 80% dân số và trên 90% hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ nhưng chỉ có gần 40% lượng nước của cả nước; 60% lượng nước còn lại là ở vùng ĐBSCL, nơi chỉ có 20% dân số và khoảng 10% hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Lượng nước trong 3-5 tháng mùa lũ chiếm tới 70-80%, trong khi đó 7-9 tháng mùa kiệt chỉ xấp xỉ 20-30% lượng nước cả năm.

Hiệu quả khai thác sử dụng nước trong các ngành còn thấp: tỷ lệ thất thoát nước cho cấp nước đô thị và nông thôn còn ở mức cao (khoảng 25%), công suất khai thác nước thực tế còn thấp hơn rất nhiều so với năng lực thiết kế.

Áp lực phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu nước gia tăng, mâu thuẫn khai thác, sử dụng nước của các ngành, địa phương còn phổ biến: theo thống kê, bình quân trong vòng 50 năm qua, nhu cầu nước cho sinh hoạt, sản xuất đã tăng gấp 3 lần do sự gia tăng dân số, phát triển nông nghiệp, công nghiệp, đô thị hóa.

Đề xuất một số giải pháp

Tăng cường hoàn thiện, đổi mới thể chế, chính sách: Rà soát, sửa đổi bổ sung thể chế, chính sách nhằm cụ thể các chủ trương, quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước. Rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định để bảo đảm việc: KTSD nước; quản lý bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn, tái sử dụng nước; các tiêu chuẩn, quy chuẩn phục vụ quản lý. Đổi mới cơ chế tài chính để bảo đảm việc: tăng cường các công cụ kinh tế trong lĩnh vực tài nguyên nước hướng tới xã hội hóa việc cung ứng các dịch vụ nước, thu hút các nguồn lực đầu tư; tham gia các dịch vụ về nước, bảo vệ, phát triển nguồn nước, phòng chống tác hại do nước gây ra.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát, bảo vệ, phát triển, điều hòa phân bổ tài nguyên nước đảm bảo chủ động nguồn nước cấp cho các mục đích sinh hoạt và sản xuất. Quan trắc, giám sát TNN đảm bảo cung cấp thông tin về KTSD, tình trạng nguồn nước, khai thác cát, sỏi trên sông trên cơ sở xây dựng, vận hành hệ thống thông tin, dữ liệu giám sát TNN quốc gia.

Chủ động kế hoạch sử dụng nước trên sông xuyên biên giới trên cơ sở giám sát, hợp tác với các quốc gia có chung nguồn nước trong việc chia sẻ thông tin, số liệu quan trắc, vận hành khai thác nguồn nước. Tiếp tục hợp tác với các quốc gia thượng nguồn trong việc chia sẻ thông tin, số liệu quan trắc khí tượng thủy văn, tài nguyên nước, số liệu vận hành KTSD nước; thiết lập các cơ chế giải quyết tranh chấp, xung đột tài nguyên nước liên quốc gia đảm bảo nguyên tắc công bằng, hài hoà lợi ích của các quốc gia, phù hợp với các Điều ước quốc tế.

Tăng cường đầu tư, nâng cấp, nâng cao hiệu quả sử dụng nước, chỉ tiêu đảm bảo an ninh tài nguyên nước, chủ động nguồn nước cho các ngành, lĩnh vực: sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, năng lượng, giao thông và các ngành sử dụng nước khác.

KẾT LUẬN

Tài nguyên nước Việt Nam phong phú và dồi dào nhưng đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong quản lý khai thác sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu nước đang ngày càng gia tăng. Để ứng phó với tình hình này, cần thiết áp dụng đồng bộ các giải pháp, trong đó chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát, bảo vệ, phát triển, điều hòa phân bổ tài nguyên nước. Quan trắc, giám sát TNN đảm bảo cung cấp thông tin về KTSD, tình trạng nguồn nước, khai thác cát, sỏi trên sông trên cơ sở xây dựng, vận hành hệ thống thông tin, dữ liệu giám sát TNN quốc gia.

Khoa Tài nguyên và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã và đang đào tạo nhân lực về quản lý tài nguyên và môi trường, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho công tác này. Với sự kết hợp giữa kiến thức chuyên môn, công nghệ tiên tiến và hợp tác liên ngành có thể nâng cao năng lực quản lý tài nguyên và môi trường nói chung và tài nguyên nước nói riêng.

leftcenterrightdel
Cơ sở vật chất của Học viện Nông nghiệp Việt Nam 

Năm 2025, Khoa Tài nguyên và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tiếp tục triển khai công tác tuyển sinh đại học hệ chính quy với nhiều phương thức linh hoạt, phù hợp với năng lực, nguyện vọng và điều kiện của thí sinh trên cả nước.

Mã nhóm ngành

Tên ngành

Tổ hợp tuyển sinh

Phương thức tuyển sinh

HVN15

Quản lý đất đai

1. Toán, Vật lý, Hóa học (A00)
2. Toán, Vật lý, Tiếng Anh (A01)
3. Toán, Vật lý, Ngữ văn (C01)
4. Toán, Lịch sử, Địa lý (A07)
5. Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (D01)
6. Toán, Ngữ văn, Hóa học (C02)
7. Toán, Ngữ văn, Lịch sử (C03)
8. Toán, Ngữ văn, Địa lý (C04)
9. Toán, Ngữ văn, GDKT&PL (X01)

(1a) Tuyển thẳng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo

(1b) Tuyển thẳng học sinh giỏi THPT và có thành tích vượt trội

(2) Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025

(3) Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT (Xét học bạ)

(4) Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT kết hợp với một trong các tiêu chí sau: Điểm chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS; hoặc Kết quả kỳ thi Kiến thức Công nghệ và Khởi nghiệp Sáng tạo VNUA 2025; hoặc Kết quả kỳ thi ACT/SAT

Quản lý bất động sản

Quản lý tài nguyên và môi trường

HVN16

Khoa học môi trường

1. Toán, Hóa học, Sinh học (B00)
2. Toán, Hóa học, Vật lý (A00)
3. Toán, Hóa học, Tiếng Anh (D07)
4. Toán, Vật lý, Tiếng Anh (A01)
5. Toán, Vật lý, Công nghệ (X07; X08)
6. Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (D01)
7. Toán, Ngữ văn, Lịch sử (C03)
8. Toán, Ngữ văn, Địa lý (C04)
9. Toán, Ngữ văn, GDKT&PL (X01)

Thí sinh có thể nộp hồ sơ theo 1 trong 3 cách sau:

+ Trực tuyến tại website: https://tuyensinh.vnua.edu.vn/dkxt/

+ Trực tiếp tại Ban Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Tầng 1, Tòa nhà Trung tâm);

+ Chuyển phát nhanh qua bưu điện về địa chỉ: Ban Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, TT. Trâu Quỳ, H. Gia Lâm, TP. Hà Nội.

Mọi thông tin chi tiết, thí sinh/người nhà thí sinh vui lòng liên hệ:

Email: tuyensinh@vnua.edu.vn

 Tổng đài: 024.6261.7578/ 024.6261.7520 hoặc 0961.926.639/ 0961.926.939

Facebook:   www.facebook.com/hocviennongnghiep

 

Bộ môn Quản lý tài nguyên – Khoa Tài nguyên và Môi trường