Tôn giáo, tín ngưỡng  là một hiện tượng văn hoá tinh thần của xã hội, có ảnh hưởng lớn đối với đời sống của con người. Ngay từ sau CMT8,  Đảng và Nhà nước đã có thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng và đoàn kết lương giáo.Cùng với công cuộc đổi mới đất nước, tôn giáo đã và đang biến đổi mạnh mẽ phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách tôn giáo của Nhà nước. Xuất phát từ ý nghĩa đó, nhóm nghiên cứu mạnh Chính sách và Phát triển xã hội nông thôn, khoa Khoa học Xã hội đã tổ chức Seminar khoa học “Tình hình tôn giáo tại Việt Nam hiện nay và quan điểm của Đảng về tôn giáo”

Tại buổi seminar, Thạc sĩ Trương Thị Thu Hạnh đã tập trung làm rõ những nội dung cơ bản: khái quát tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Theo đó, hiện nay Việt Nam có 16 tôn giáo được nhà nước công nhận, với khoảng 80% dân số có đời sống tôn giáo, tín ngưỡng. Đạo Phật là tôn giáo có số lượng đông nhất với khoảng 10 triệu người. Cùng với sự phát triển của xã hội, bên cạnh những tôn giáo truyền thống ở Việt Nam đã du nhập ngày càng nhiều những tôn giáo mới với những nguồn gốc khác nhau. Những năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhất quán quan điểm tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân với nhiều chủ trương cụ thể.

Từ những ý kiến trao đổi của các thành viên tham dự, tác giả đã tập trung làm sáng rõ thêm những vấn đề quan trọng cả về lí luận và thực tiễn: Những chính sách của Đảng và nhà nước để vừa đảm bảo tự do tôn giáo, tín ngưỡng vừa phát huy tính tích cực của tôn giáo, tín ngưỡng góp phần giữ vững sự ổn định xã hội; Thực tiễn phức tạp của những tôn giáo du nhập vào Việt Nam hiện nay...

Lễ chùa đầu năm - nét đẹp văn hoá của người Việt (Ảnh: Báo điện tử ĐCSVN)

leftcenterrightdel
 

      Nhóm nghiên cứu mạnh Chính sách và Phát triển xã hội nông thôn - Khoa KHXH