Sáng ngày 20 tháng 03 năm 2024, Nhóm nghiên cứu Cấu trúc xã hội nông thôn đã thực hiện Seminar chuyên gia với chủ đề: Qualitative research for understanding poultry production and distribution networks: examples from Bangladesh and India  –  (Nghiên cứu định tính trong tìm hiểu các mạng lưới sản xuất và phân phối gia cầm tại Bangladesh và Ấn độ). Người trình bày: Tiến sĩ Ivo Syndicus, Đại học Thú y Hoàng Gia London -  Nghiên cứu viên dự án “GCRF Một sức khoẻ gia cầm”

Tham dự buổi Seminar có Ths. Nguyễn Thị Thu Hà Phó trưởng Khoa Khoa học Xã hội, PGS TS Nguyễn Thị Diễn trưởng nhóm nghiên cứu mạnh Cấu trúc xã hội nông thôn cùng với giảng viên, các thành viên của nhóm nghiên cứu mạnh tham dự. Buổi Seminar được thực hiện là một phần của kết quả nghiên cứu của dự án The One Health Poultry Hub – Gia cầm một sức khỏe. Dự án được tài trợ bởi Quỹ Nghiên cứu Thách thức Toàn cầu (GCRF) của Cơ quan Nghiên cứu và Đổi mới Vương quốc Anh (UKRI). Dự án này được triển khai từ ngày 1/3/2019 và sẽ kéo dài trong 5 năm. Mục tiêu của Dự án liên ngành này là nghiên cứu đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với thịt và trứng gia cầm ở các nước đang phát triển, đồng thời giảm thiểu rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng quốc tế. Dự án được thực hiện ở 04 nước Bangladesh, Tamil Nadu, Sri Lanka và Việt Nam với tổng số mẫu điều tra phỏng vấn là 304 mẫu kết hợp với phương pháp nghiên cứu quan sát, tiếp cận dân tộc học.

Nằm trong khuôn khổ của Dự án Tiến sĩ Ivo Syndicus -  Đại học Thú y Hoàng Gia London đã trình bày nghiên cứu định tính trong mạng lưới sản xuất phân phối gà ở Bangladesh và Ấn độ. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu chiến lược và thực hành trong mạng lưới sản xuất và phân phối gia cầm có thể tạo ra lây truyền dịch bệnh từ động vật sang người, các yếu tố bối cảnh kinh tế văn hóa xã hội ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược và thực hành trong mạng lưới sản xuất phân phối gia cầm đó. Từ đó đề xuất chính sách và cách thức quản lý trong chuỗi sản xuất phân phối gia cầm. Phương pháp nghiên cứu theo hướng nhân chủng học được sử dụng chủ yếu dựa vào phỏng vấn bán cấu trúc – trực tiếp đến phỏng vấn tại nơi làm việc của người được trả lời đồng thời kết hợp với phương pháp nghiên cứu tham dự. Ở Bangladesh thực hiện phỏng vấn với 186 mẫu là nông dân, bác sĩ thú y, đại lý thức ăn chăn nuôi, người bán rong gà…. Trong chuỗi này họ đều dựa vào nguồn tài chính của nhau để sản xuất kinh doanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở Bangladesh sự phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau giữa các tác nhân trong chuỗi gà nuôi và nguy cơ dịch bệnh trong chuỗi sản xuất phân phối gia cầm đó. Theo đó ở Bangladesh gà được di chuyển theo sơ đồ chuỗi bán lẻ từ các công ty thức ăn chăn nuôi – trang trại hợp đồng/trang trại do đại lý cung cấp – thương nhân – các chợ bán lẻ. Ở Ấn Độ nghiên cứu tập trung phỏng vấn 12 người buôn gà lớn trong tổng số 30 chủ buôn gà là các trang trại lớn ở Ấn Độ được thực hiện trong vòng 18 tháng. Tại Ấn Độ những người buôn gà là các trang trại có cửa hàng nhỏ ở các tỉnh để có thể cung cấp trực tiếp cho các khu vực lân cận do vậy họ là những người rất giầu có quyền lực và khó tiếp cận. Bên cạnh đó, Tiến sĩ Ivo Syndicus cũng trình bày cho thấy sự khác biệt lớn nhất trong nghiên cứu ở Bangladesh và Ấn độ là quy mô sản xuất ở hai quốc gia này, sự khác biệt về quy mô sản xuất kinh doanh là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ bệnh dịch khác nhau. Đồng thời Tiến sĩ Ivo Syndicus cũng đưa ra những thách thức và lợi ích trong nghiên cứu định tính này.

Một số hình ảnh tại buổi Seminar chuyên gia nhóm Cấu trúc xã hôi nông thôn Khoa khoa học Xã hội:\

leftcenterrightdel
 

Tiến sĩ Ivo Syndicus, Đại học Thú y Hoàng Gia London - Nghiên cứu viên dự án “GCRF Một sức khoẻ gia cầm” trình bày tại buổi Seminar

leftcenterrightdel
 

Tiến sĩ  Ivo Syndicus  đã chia sẻ thảo luận cùng các thành viên tham dự tại Seminar của nhóm

leftcenterrightdel
 

                         Các thành viên tham dự Seminar chụp ảnh lưu niệm

Kết thúc buổi Seminar PGS TS Nguyễn Thị Diễn đã thay mặt nhóm nghiên cứu Cấu trúc xã hội Nông thôn – Học viện Nông Nghiệp Việt Nam gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ Tiến sĩ Ivo Syndicus, Đại học Thú y Hoàng Gia London. Bên cạnh đó PGS TS Nguyễn Thị Diễn cũng nhấn mạnh sự tăng cường trao đổi nghiên cứu khoa học của chuyên gia với nhóm nghiên cứu cũng như Học viện Nông Nghiệp Việt Nam trong những năm tiếp theo.