Liên kết vùng tạo ra sự phát triển tổng thể của cả nước, phát huy những tiềm năng lợi thể của từng địa phương. Liên kết vùng thể hiện được mối liên kết theo trục dọc từ trên xuống và theo trục ngang cùng cấp, cùng ngành trong cùng 1 vùng. Trong thời gian vừa qua liên kết vùng của Việt Nam đã có sự phát triển mạnh, nhiều vùng đã có sự liên kết, khai thác được tiềm năng, dựa vào nhau cùng phát triển như vùng núi, vùng tây nguyên với vùng biển. Đối với quy hoạch nói chung và quy hoạch sử dụng đất nói riêng có liên quan chặt chẽ với liên kết vùng. Bao trùm lên tất cả quy hoạch trong 1 vùng là liên kết vùng, sử dụng đất trong 1 vùng phải nằm trong liên kết sử dụng đất, phát triển chung của cả vùng lớn và cả nước. Từ đó, đặt ra các vấn đề quy hoạch sử dụng đất cần quan tâm tới đó là vấn đề phân khai cấp trên, chỉ tiêu sử dụng đất, phân bố sử dụng đất trong phát triển.
1. LIÊN KẾT VÙNG
Vùng có thể hiểu là 1 bộ phận trên bề mặt trái đất được xác định ranh giới theo chiều đứng bao gồm ranh giới bề mặt đất, dưới ngần và trên bề mặt trái đất. Về quản lý có thể theo hành chính từ cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và không hành chính như vùng đồng bằng sông Hồng, vùng miền núi, vùng lưu lực… Đặc điểm vùng thể hiện được các yếu tố tự nhiên (Khí hậu, đất đai, thảm thực vật…), yếu tố kinh tế xã hội (Kinh tế, xã hội, môi trường…). Thực tiễn trong hoạt động thì 2 yếu tố trên thường xuyên có sự đan xen như hoạt động nông nghiệp gắn với tự nhiên (Đất đai, nước, khí hậu…) gắn với xã hội (truyền thống, văn hoá, dân số….), kết quả nó sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố trên.
Liên kết vùng là phát triển mối quan hệ giữa không gian kinh tế với không gian tự nhiên, sinh thái, xã hội và không gian chính sách, thể chế để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho vùng, quốc gia, là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội bền vững
Liên kết trong vùng: Giữa các lĩnh vực bên trong vùng (Tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường). Đặt ra liên kết và thực hiện liên kết phụ thuộc vào các hoạt động bên trong và chính sách, những tác động từ bên ngoài (Chủ thế bên trong là chính, khách quan bên ngoài là quan trọng)
Liên kết ngoài vùng: Giữa các lĩnh vực bên trong với vùng cao hơn, với quốc gia và với quốc tế. Lập ra và chỉ đạo là cấp quốc gia nhưng thực hiện là chủ thể bên trong. Với liên kết này thì vai trò của chính sách, quy hoạch là rất quan trọng điều phối tạo ra mối liên kết vùng.
Liên kết vùng theo trục dọc và trục ngang:
- Theo trục dọc: Từ trên xuống, từ vùng to hơn xuống vùng nhỏ hơn.
- Theo trục ngang: Giữa các ngành các lĩnh vực trong vùng (Sử dụng đất,…)
PGS.TS. Đỗ Văn Nhạ
Tuy nhiên, cần xác định tiềm năng, lợi thế của từng địa phương là gì để liên kết tạo thành sức mạnh tổng hợp, không cạnh tranh lẫn nhau.
Phương thức thực hiện liên kết vùng:
- Chính sách: chủ trương, định hướng và chính sách pháp luật cụ thể.
- Sử dụng đất: Tổ chức sử dụng các loại đất theo mục tiêu phát triển
- Quy hoạch: Tạo ra các mỗi liên kết, định hướng phát triển các lĩnh vực.
- Hoạt động của các ngành các lĩnh vực, và người dân: Giao thông, Logistic, sử dụng đất, văn hoá, du lịch…
Đặc điểm và hạn chế liên kết vùng của Việt Nam
Liên kết vùng là vấn đề hết sức quan trọng và đã được Đảng chỉ đạo tại Văn kiện các đại hội VIII, X và XI, mới đây nhất là Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 - 2030. Các chủ thể liên quan, bao gồm các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, hiệp hội, viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo, hộ gia đình... đã tham gia tích cực hơn vào các hoạt động liên kết vùng. Cơ chế thực thi chính sách liên kết vùng bước đầu phát huy được hiệu lực và hiệu quả.
Mặc dù vậy, thể chế liên kết vùng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Cụ thể, chủ trương, chính sách về liên kết vùng chậm đi vào thực thi; vai trò của chủ thể tham gia liên kết vùng, đặc biệt là chính quyền trung ương, còn mờ nhạt; và cơ chế thực thi chính sách liên kết vùng chưa phát huy hiệu lực và hiệu quả cao nhất. Những hạn chế này đã làm giảm hiệu lực, hiệu quả của các hoạt động liên kết vùng như: các thỏa thuận liên kết còn mang tính hình thức, chưa có sự phối hợp thực chất; các liên kết về kinh tế giữa các địa phương chưa dựa trên sự chuyên môn hóa hay phân công lao động theo chuỗi giá trị, hay phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ; các địa phương trong vùng chú trọng phát triển liên kết với những thành phố lớn, đóng vai trò đầu tàu (như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh), chưa quan tâm đến liên kết giữa các địa phương trong vùng; chưa có nhiều liên kết vùng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp hình thành cụm liên kết ngành; các nội dung liên kết vùng quan trọng (như liên kết trong xây dựng, thực hiện và giám sát việc thực hiện quy hoạch; liên kết đầu tư phát triển; liên kết trong việc đào tạo và sử dụng lao động; xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin vùng, liên vùng...) chưa được triển khai một cách đầy đủ.
Để khắc phục nhũng hạn chế trên, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của liên kết vùng, tạo không gian phát triển mới, có tính gắn kết, liền mạch hơn, góp phần tích cực vào quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động và nỗ lực phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế so sánh, đổi mới, sáng tạo và tăng cường liên kết vùng vì sự phát triển chung của đất nước và của vùng, đồng thời quán triệt các quan điểm và nghiêm túc thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế - xã hội.
2. VAI TRÒ CỦA LIÊN KẾT VÙNG TRONG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Quy hoạch sử dụng đất là công cụ quản lý Nhà nước về đất đai là cụ thể hoá các ý tưởng, định hướng phát triển, mục tiêu phát triển thể hiện cả về không gian và số liệu định lượng.
Đối với liên kết vùng vai trò thể hiện trong quy hoạch sử dụng đất như sau:
- Thể hiện yếu tố quản lý việc tổ chức sử dụng đất gắn với các mối quan hệ theo trục dọc và trục ngang.
- Thể hiện qua việc sử dụng đất: Khía cạnh diện tích và vị trí cũng tạo ra những liên kết vùng giữa bên trong và bên ngoài.
Cụ thể phân khai của tỉnh Bắc Ninh
Bảng 1: Diện tích phân bổ cấp quốc gia xuống cho Bắc Ninh năm 2025
STT
|
Chỉ tiêu sử dụng đất
|
Diện tích cấp quốc gia phân bổ
(ha)
|
Diện tích cấp tỉnh xác định, xác định bổ sung (ha)
|
|
TỔNG DIỆN TÍCH TN
|
|
|
1
|
Đất nông nghiệp
|
40677.14
|
|
|
Trong đó:
|
|
|
1.1
|
Đất trồng lúa
|
33846.00
|
|
|
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
|
33706.00
|
|
1.2
|
Đất trồng cây hàng năm khác
|
|
|
1.3
|
Đất trồng cây lâu năm
|
495.15
|
|
1.4
|
Đất rừng phòng hộ
|
504.00
|
|
1.5
|
Đất rừng đặc dụng
|
|
|
1.6
|
Đất rừng sản xuất
|
|
|
|
Trong đó rừng sản xuất tự nhiên
|
|
|
1.7
|
Đất nuôi trồng thuỷ sản
|
|
|
1.8
|
Đất làm muối
|
|
|
1.9
|
Đất nông nghiệp khác
|
|
|
2
|
Đất phi nông nghiệp
|
41508.00
|
|
|
Trong đó:
|
|
|
2.1
|
Đất quốc phòng
|
228.00
|
|
2.2
|
Đất an ninh
|
231.00
|
|
2.3
|
Đất khu công nghiệp
|
4760.00
|
|
2.4
|
Đất cụm công nghiệp
|
904.17
|
|
2.5
|
Đất thương mại, dịch vụ
|
625.72
|
|
2.6
|
Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
|
1011.26
|
|
2.7
|
Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
|
0.24
|
|
2.8
|
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
|
|
|
2.9
|
Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
|
15309.00
|
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
Đất giao thông
|
8697.57
|
|
|
Đất thủy lợi
|
3502.62
|
|
|
Đất xây dựng cơ sơ văn hóa
|
269.00
|
|
|
Đất xây dựng cơ sở y tế
|
97.00
|
|
|
Đất xây dựng cơ sở giáo dục
|
1007.00
|
|
|
Đất xây dựng cơ sở thể thao
|
319.00
|
|
|
Đất công trình năng lượng
|
48.00
|
|
|
Đất công trình bưu chính viễn thông
|
30.00
|
|
|
Đất xây dựng kho dự trữ quốc gia
|
|
|
|
Đất có di tích lịch sử - văn hóa
|
87.00
|
|
|
Đất bãi thải, xử lý chất thải
|
245.00
|
|
|
Đất cơ sở tôn giáo
|
238.31
|
|
|
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng
|
836.29
|
|
|
Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ
|
|
|
|
Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội
|
|
|
|
Đất chợ
|
|
|
2.10
|
Đất danh lam thắng cảnh
|
|
|
2.11
|
Đất sinh hoạt cộng đồng
|
|
|
2.12
|
Đất khu vui chơi, giải trí công cộng
|
|
|
2.13
|
Đất ở tại nông thôn
|
5908.29
|
|
2.14
|
Đất ở tại đô thị
|
6283.00
|
|
2.15
|
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
|
242.76
|
|
2.16
|
Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp
|
47.44
|
|
2.17
|
Đất xây dựng cơ sở ngoại giao
|
|
|
2.18
|
Đất cơ sở tín ngưỡng
|
|
|
2.19
|
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
|
6648.81
|
|
2.20
|
Đất có mặt nước chuyên dùng
|
|
|
2.21
|
Đất phi nông nghiệp khác
|
|
|
3
|
Đất chưa sử dụng
|
86.00
|
|
3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VỚI LIÊN KẾT VÙNG.
*. Chỉ đạo cấp trên thông qua phân khai cấp trên cho cấp dưới: Thống nhất về diện tích và không gian tạo ra sự liên kết giữa cấp trên (Mục tiêu chung) và cấp dưới (trong vùng, trong tỉnh, trong huyện).
* Cấp tỉnh, cấp huyện (cấp dưới) tự xác định diện tích: Tạo ra mối liên kết bên trong vùng, phát huy lợi thế, tiềm năng của từng vùng.
Tuy nhiên, đặt ra các vấn đề sau trong liên kết vùng:
- Diện tích có đủ và tương xứng để tạo ra liên kết vùng.
- Diện tích xác định: Không có khả năng, không còn chỉ tiêu. Thực tế có những loại không phát triển nhưng lại có phân khai, có những loại đất có thể phát triển mạnh những phân khai lại ít không phát huy hết tiềm năng.
- Vị trí: Khác nhau giữa các loại quy hoạch. Tổ chức thực hiện khó khăn.
- Dự báo, dự tính: Chưa đặt trong mối liên kết vùng.
|
Quy hoạch sử dụng đất trong mối liên kết vùng. |
- Chỉ tiêu sử dụng đất: Liên kết vùng trong sử dụng đất (Diện tích, vị trí được tính toán hợp lý).
Ví dụ: Dân số, số hộ bao nhiêu – Cần 1 nhà văn hoá, cần 1 khu công nghiệp, cần 1 cụm công nghiệp, cần 1 sân vận động…
Ví dụ: Đất khu, cụm công nghiệp: Nằm trong liên kết ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.
- Đất di tích lịch sử, tôn giáo tín ngưỡng, vui chơi giải trí công cộng – Gắn với phát triển du lịch thế nào? Theo tỷ lệ người dân hay theo người đến du lịch….
- Dịch vụ bán hàng, cung cấp dịch vụ xã hội gắn với đất đai thế nào? Theo tỷ lệ hàng hoá, hay theo tỷ lệ người dân, người mua hàng…
PGS.TS. Đỗ Văn Nhạ