1. Tổng quan về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025
Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025 được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13/11/2021 gồm 280 trang, 59 bảng và 15 biểu đồ.
Nội dung Báo cáo ngoài phần Mở đầu gồm 5 phần:
- Phần I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
- Phần II. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2011 - 2020
- Phần III. Tiềm năng, xu thế biến động, định hướng sử dụng đất và tầm nhìn đến năm 2050
- Phần IV. Phương án quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 và kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm (2021 - 2025)
- Phần V. Giải pháp, nguồn lực và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Báo cáo được xây dựng dựa vào 4 nhóm căn cứ, 9 phương pháp cùng phương pháp tiếp cận phù hợp, đồng thời đưa ra 3 nhóm pháp giải thực hiện đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch.
2. Định hướng, tầm nhìn sử dụng đất đến năm 2050
2.1. Định hướng không gian sử dụng đất theo các vùng lãnh thổ: gồm 6 vùng:
- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc: trồng rừng, cây lâu năm, cây đặc sản, thủy điện, khu bảo tồn;
- Vùng Đồng bằng sông Hồng: Thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế biển Hải Phòng - Quảng Ninh, nông nghiệp trình độ cao;
- Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: kinh tế biển kết hợp với bảo đảm quốc phòng, an ninh, các đô thị Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang;
- Vùng Tây Nguyên: công nghiệp lâu năm, kinh tế rừng, rừng phòng hộ, thủy điện;
- Vùng Đông Nam Bộ: Thành phố Hồ Chí Minh, công nghiệp, dịch vụ, kinh tế cửa khẩu, nông nghiệp hàng hóa;
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: nông nghiệp hàng hóa về lương thực, cây ăn quả, thuỷ sản, công nghiệp chế biến nông sản, du lịch nông nghiệp - nông thôn, du lịch sinh thái và du lịch biển.
2.2. Định hướng về chỉ tiêu sử dụng đất
- Đất sản xuất nông nghiệp: 10,5 - 11,0 triệu ha (trong đó: 3,2 - 3,5 triệu ha đất trồng lúa; 6,5 - 6,8 triệu ha đất trồng cây hàng năm khác và đất trồng cây lâu năm; đất nuôi trồng thủy sản 0,8 triệu ha)
- Đất lâm nghiệp: 15,0 - 15,5 triệu ha (trong đó: rừng phòng hộ 5,0 - 5,5 triệu ha; rừng đặc dụng 2,0 - 2,5 triệu ha; rừng sản xuất 7,5 - 8,0 triệu ha), tỷ lệ che phủ rừng từ 43 - 45%.
- Đất phi nông nghiệp: 5,5 triệu ha (trong đó: đất khu, cụm công nghiệp 300 - 350 nghìn ha, đất đô thị 3,5 - 3,7 triệu ha với 0,39 - 0,40 triệu ha đất ở tại đô thị, đất phát triển hạ tầng 2,0 - 2,5 triệu ha).
3. Tóm tắt Phương án Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 và kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025
3.1. Mục tiêu phát triển
- Mục tiêu tổng quát: Phấn đấu đến năm 2030, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.
- Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2030: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7%/năm, GDP bình quân đạt khoảng 7.500 USD, tỷ trọng công nghiệp trên 40%, dịch vụ 50% trong GDP, tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50%; giữ giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa, tỷ trọng lao động nông nghiệp 20%; tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%.
3.2. Chỉ tiêu sử dụng đất
Bảng 1. Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 và kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025 (Đơn vị tính: 1000 ha)
TT
|
Loại đất
|
Hiện trạng năm 2020
|
Kế hoạch đến năm 2025
|
Quy hoạch đến năm 2030
|
Diện tích
|
Tăng (+); giảm (-)
|
Diện tích
|
Tăng (+); giảm (-)
|
|
Tổng diện tích tự nhiên
|
33.134,12
|
33.134,12
|
|
33.134,12
|
|
1
|
Đất nông nghiệp
|
27.983,26
|
27.866,83
|
-116,43
|
27.732,04
|
-251,22
|
2
|
Đất phi nông nghiệp
|
3.931,11
|
4.404,89
|
+473,78
|
4.896,48
|
+965,37
|
3
|
Đất chưa sử dụng
|
1.219,75
|
862,40
|
-357,35
|
505,60
|
-714,15
|
- Đất nông nghiệp
Đất trồng lúa: đẩy mạnh thâm canh sản xuất lúa (Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng), năng suất bình quân trên 60 tạ/ha, nhu cầu thóc bình quân hàng năm cần khoảng 42 - 43 triệu tấn. Diện tích đất trồng lúa giảm chủ yếu được chuyển sang đất phi nông nghiệp 263,68 nghìn ha cho các nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp, đô thị, xây dựng nông thôn mới (trong đó chuyển sang đất khu công nghiệp 48,40 nghìn ha; phát triển hạ tầng 76,86 nghìn ha; đất ở đô thị và nông thôn 79,57 nghìn ha...) và chuyển đổi cơ cấu cây trồng (đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác) khoảng 85,09 nghìn ha.
Đất rừng phòng hộ: trồng mới 250 nghìn ha, chuyển 127 nghìn ha sang rừng đặc dụng và 14 nghìn sang các mục đích khác.
Đất rừng đặc dụng: quy hoạch tăng thêm từ đất rừng phòng hộ và đất rừng tự nhiên sản xuất.
Bảng 2. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cả nước thời kỳ 2021 - 2030
TT
|
Loại đất
|
Hiện trạng năm 2020
|
Quy hoạch đến năm 2030
|
Tăng (+); giảm (-), (nghìn ha)
|
Diện tích (nghìn ha)
|
Cơ cấu (%)
|
Diện tích (nghìn ha)
|
Cơ cấu (%)
|
1
|
Đất nông nghiệp
|
27.983,26
|
84,46
|
27.732,04
|
83,70
|
-251,22
|
1.1
|
Đất trồng lúa
|
3.917,25
|
11,82
|
3.568,48
|
10,77
|
-348,77
|
|
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
|
3.176,20
|
9,59
|
3.001,43
|
9,06
|
-174,77
|
1.2
|
Đất rừng phòng hộ
|
5.118,55
|
15,45
|
5.229,59
|
15,78
|
+111,04
|
1.3
|
Đất rừng đặc dụng
|
2.293,77
|
6,92
|
2.455,54
|
7,41
|
+161,77
|
1.4
|
Đất rừng sản xuất
|
7.992,34
|
24,12
|
8.164,64
|
24,64
|
+172,30
|
|
Trong đó: Đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên
|
3.977,43
|
12,00
|
3.950,45
|
11,92
|
-26,98
|
- Đất phi nông nghiệp
Bảng 3. Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp cả nước thời kỳ 2021 - 2030
TT
|
Loại đất
|
Hiện trạng năm 2020
|
Quy hoạch đến năm 2030
|
Tăng (+); giảm (-), (nghìn ha)
|
Diện tích (nghìn ha)
|
Cơ cấu (%)
|
Diện tích (nghìn ha)
|
Cơ cấu (%)
|
2
|
Đất phi nông nghiệp
|
3.931,11
|
11,86
|
4.896,48
|
14,78
|
+965,37
|
2.1
|
Đất khu công nghiệp
|
90,83
|
0,27
|
210,93
|
0,64
|
+120,10
|
2.2
|
Đất quốc phòng
|
243,16
|
0,73
|
289,07
|
0,87
|
+45,91
|
2.3
|
Đất an ninh
|
52,71
|
0,16
|
72,33
|
0,22
|
+19,62
|
2.4
|
Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia
|
1.342,41
|
4,05
|
1.754,61
|
5,30
|
+412,20
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
-
|
Đất giao thông
|
722,33
|
2,18
|
921,88
|
2,78
|
+199,55
|
-
|
Đất xây dựng cơ sở văn hóa
|
9,21
|
0,03
|
20,37
|
0,06
|
+11,16
|
-
|
Đất xây dựng cơ sở y tế
|
7,42
|
0,02
|
12,04
|
0,04
|
+4,62
|
-
|
Đất xây dựng cơ sở giáo đục và đào tạo
|
48,91
|
0,15
|
78,60
|
0,24
|
+29,69
|
-
|
Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao
|
19,96
|
0,06
|
37,78
|
0,11
|
+17,82
|
-
|
Đất công trình năng lượng
|
198,09
|
0,60
|
288,51
|
0,87
|
+90,42
|
-
|
Đất công trình bưu chính, viễn thông
|
0,91
|
0,003
|
3,08
|
0,009
|
+2,17
|
2.5
|
Đất xây dựng kho dự trữ quốc gia
|
0,29
|
0,001
|
0,45
|
0,001
|
+0,16
|
2.6
|
Đất có di tích lịch sử - văn hóa
|
7,71
|
0,02
|
12,57
|
0,04
|
+4,86
|
2.7
|
Đất bãi thải, xử lý chất thải
|
8,17
|
0,02
|
18,17
|
0,05
|
+10,00
|
Đất phi nông nghiệp tăng do đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm làm đầu tàu phát triển, tạo động lực tác động lan tỏa đến các vùng khác.
Giao thông: Hình thành cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ (5.000 km đường bộ cao tốc, 1.700 km đường ven biển, đường Hồ Chí Minh, đường hành lang biên giới, hành lang kinh tế Đông Tây), quỹ đất dành cho giao thông đô thị từ 16 - 26%.
Công nghiệp: Ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.
Dịch vụ: Tập trung sức phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao.
- Đất các khu chức năng
Bảng 4. Quy hoạch sử dụng đất các khu chức năng cả nước thời kỳ 2021 – 2030 (Đơn vị tính: 1000 ha)
TT
|
Loại đất
|
Hiện trạng năm 2020
|
Kế hoạch đến năm 2025
|
Quy hoạch đến năm 2030
|
Diện tích
|
Tăng (+); giảm (-)
|
Diện tích
|
Tăng (+); giảm (-)
|
1
|
Đất khu kinh tế
|
1.634,13
|
1.649,53
|
+15,40
|
1.649,53
|
+15,40
|
2
|
Đất khu công nghệ cao
|
3,63
|
4,14
|
+0,51
|
4,14
|
+0,51
|
3
|
Đất đô thị
|
2.028,07
|
2.560,70
|
+532,63
|
2.953,85
|
+925,78
|
Đất khu kinh tế: 45 khu kinh tế (19 khu kinh tế ven biển và 26 khu kinh tế cửa khẩu), tăng 01 khu kinh tế ven biển (Quảng Yên); điều chỉnh diện tích 02 khu kinh tế (01 khu kinh tế cửa khẩu Lệ Thanh và 01 khu kinh tế ven biển Nhơn Hội).
Đất khu công nghệ cao: khu công nghệ cao Hòa Lạc; khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh; khu công nghệ cao Đà Nẵng; thành lập mới 03 khu công nghệ cao gồm: khu công nghệ cao sinh học Hà Nội (0,20 nghìn ha), khu công nghệ cao chuyên ngành sinh học Đồng Nai (0,21 nghìn ha) và khu công nghệ cao Ascendas-Protrade Bình Dương (0,10 nghìn ha).
4. Một số đánh giá, nhận xét
Phương án Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 về cơ bản là phù hợp với các quan điểm, mục tiêu về phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng an ninh trong các văn bản của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Tuy nhiên, một số ngành, lĩnh vực chưa hoàn thiện chiến lược phát triển cho giai đoạn đến 2030, trong đó Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 chưa được thông qua.
Trong phương án cũng cần làm rõ một số chỉ tiêu loại đất cụ thể đồng thời cần cân nhắc bổ sung thêm một số chỉ tiêu cho phù hợp với các quy hoạch khác./.
ThS. Nguyễn Tuấn Anh - Nhóm NCM Quy hoạch không gian lãnh thổ sử dụng đất đai và môi