Nghiên cứu cơ chế và hiệu quả hấp phụ xanh metylen của vật liệu tổ hợp trên nền graphen oxit để ứng dụng xử lí nước thải dệt nhuộm
Cập nhật lúc 15:17, Thứ hai, 22/07/2024 (GMT+7)
Sáng ngày 18/7/2024, tại phòng họp Hoa Sứ – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã diễn ra buổi nghiệm thu cấp cơ sở đề tài cấp Học viện trọng điểm “Nghiên cứu cơ chế và hiệu quả hấp phụ xanh metylen của vật liệu tổ hợp trên nền graphen oxit để ứng dụng xử lí nước thải dệt nhuộm”, mã số: T2021-03-05TĐ, chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Thị Thu Hương.
Sáng ngày 18/7/2024, tại phòng họp Hoa Sứ – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã diễn ra buổi nghiệm thu cấp cơ sở đề tài cấp Học viện trọng điểm “Nghiên cứu cơ chế và hiệu quả hấp phụ xanh metylen của vật liệu tổ hợp trên nền graphen oxit để ứng dụng xử lí nước thải dệt nhuộm”, mã số: T2021-03-05TĐ, chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Thị Thu Hương. Đến dự buổi nghiệm thu có PGS.TS. Trần Hiệp, Phó Trưởng ban phụ trách Ban Khoa học và Công nghệ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, ThS. Vũ Thị Xuân Bình, chuyên viên Ban KH&CN. Tham gia đánh giá đề tài có PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Chủ tịch Hội đồng; TS. Mai Thị Thu Trang (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), TS. Bùi Thị Thu Trang (Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội), TS. Nguyễn Ngọc Tú và TS. Nguyễn Thị Hiển.
TS. Lê Thị Thu Hương đã đại diện nhóm nghiên cứu đã trình bày tóm tắt các kết quả nghiên cứu của đề tài. Các kết quả khoa học đạt được của đề tài bao gồm:
- Đã tổng hợp và xác định được các đặc trưng cấu trúc, kích thước, hình thái, tính chất bề mặt và thành phần của các vật liệu hấp phụ trên nền graphen oxit (GO): GO/Fe3O4, GO/Fe3O4/Ag và GO/ Fe3O4/chitosan
- Đã xác định được cơ chế hấp phụ, mô hình động học, mô hình đẳng nhiệt hấp phụ và các thông số nhiệt động của quá trình hấp phụ xanh metylen trên các vật liệu.
- Đã xác định được hiệu quả xử lí của vật liệu trên mẫu nước thải thực tế. Kết quả cho thấy vật liệu có khả năng xử lí COD và độ màu của nước thải dệt nhuộm để các chỉ tiêu này đạt tiêu chuẩn xả thải (cột B, bảng 1, QCVN13:2015/BTNMT).
Về mặt công bố, đề tài đã được chấp nhận đăng một bài báo trên tạp chí ChemistrySelect (Q2, IF 2.1); 1 đơn Đăng kí sáng chế được chấp nhận đơn và đã đăng 1 bài báo trên Kỉ yếu hội thảo quốc gia Môi trường nông nghiệp, nông thôn và phát triển bền vững 2024. Về mặt đào tạo, đề tài đã hướng dẫn 1 học viên cao học ngành Khoa học môi trường thực hiện luận văn theo hướng nghiên cứu của đề tài.
Hội đồng đánh giá đề tài đã đóng góp các ý kiến để nhóm đề tài hoàn thiện báo cáo tổng kết và đánh giá đề tài ở mức “Tốt”. Một số hình ảnh tại buổi nghiệm thu:
TS. Lê Thị Thu Hương - Khoa Tài nguyên và Môi trường
Ban Khoa học và Công nghệ