Ngày 18 tháng 12 năm 2023 Bộ môn Quy hoạch đất đai, Khoa Tài nguyên và Môi trường, nhóm NCM Quy hoạch không gian lãnh thổ sử dụng đất và môi trường, đã tổ chức Seminar khoa họcKhông gian nông nghiệp Thủ đô: Thực trạng và giải pháp”. PGS.TS. Đỗ Thị Tám đã có bài trao đổi với các thành viên nhóm NCM và giảng viên, sinh viên tham gia.

leftcenterrightdel
PGS.TS. Nguyễn Quang Học, trưởng nhóm NCM, chủ trì buổi Seminar
PGS.TS. Đỗ Thị Tám trình bày báo cáo tại Seminar 

Cơ sở khoa học về phát triển không gian nông nghiệp Thủ đô: Trong nội dung này tác đã nếu được khái niệm về “nông nghiệp đô thị” là một ngành sản xuất, chú trọng vào sản phẩm và phương pháp canh tác nông nghiệp (Jac Smit, 1990); là bất kỳ loại hoạt động nông nghiệp có tương tác với hệ thống đô thị (Giseke và cs., 2015) và tính năng nổi bật là sự tích hợp của nông nghiệp đô thị với hệ thống sinh thái và kinh tế đô thị (Mougheot). Khái niệm không gian nông nghiệp đô thị cũng được làm rõ, đó là: không gian bao gồm các vật thể kiến trúc, cây xanh, mặt nước và hoạt động chăn nuôi, trồng trọt, thích hợp trong môi trường đô thị có tác động trực tiếp đến cảnh quan đô thị. Như vậy có thể xem không gian NNĐT bao gồm cảnh quan đô thị truyền thống và cảnh quan đô thị sản xuất (Trương Quốc Sử, 2019). Hầu hết các khái niệm và lý thuyết về nông nghiệp đô thị trên thế giới đều hướng đến mục tiêu kết nối con người với tự nhiên thông qua môi trường đô thị với yếu tố nông nghiệp làm trọng tâm. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu đòi hỏi đô thị phát triển bền vững, tôn trọng nhu cầu chính đáng của người dân với mong muốn trở về với thiên nhiên, trở về với những văn hóa truyền thống và đòi hỏi tính nhân văn hơn trong môi trường đô thị hiện đại. Nông nghiệp thủ đô” là một hình thái đặc biệt của “nông nghiệp đô thị”.

            Về cơ sở pháp lý văn bản pháp lý về phát triển không gian nông nghiệp Thủ đô, tác giả đề cập đến đến Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã khẳng định “phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh. Phát triển nông nghiệp hàng hoá tập trung, quy mô lớn theo hướng hiện đại, bền vững, ứng dụng công nghệ mới, giá trị gia tăng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu”.

            Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương nhấn mạnh “Nông nghiệp là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế. Phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, tích hợp đa giá trị theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh, gắn với đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch và phát triển thị trường nông sản cả ở trong nước và ngoài nước; bảo đảm an toàn thực phẩm, an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái; khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn. Chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường. Phát huy lợi thế vùng, miền, địa phương, tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp theo chuỗi giá trị, dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

            Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh “… phấn đấu trở thành địa phương đi đầu trong phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử truyền thống dân tộc. Tập trung cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp sinh thái, công nghệ cao; phấn đấu trở thành địa phương đi đầu trong phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử truyền thống dân tộc. Ưu tiên xây dựng vành đai xanh, bảo đảm môi trường sống. Chú trọng phát triển công nghệ giống, công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch, gắn với phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm” (Bộ Chính trị, 2022).

Nghị quyết Đại hội lần XVII của Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định: “Tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyên canh tập trung, giá trị cao, bền vững và an toàn vệ sinh thực phẩm, gắn với nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới, hiện đại hóa nông thôn và bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu” (Đảng bộ thành phố Hà Nội, 2020).

Để đạt được mục tiêu đó, thành phố Hà Nội đã xác định các đột phá chiến lược phát triển trong giai đoạn 2021 – 2025 theo Chương trình 04-CTr/TU.

Về cơ sở thực tiễn về phát triển không gian nông nghiệp thủ đô tác gải đã nêu thực trạng phát triển nông nghiệp của thủ đô Hà nội trong giai đoạn 2011-2020 với 11 quy hoạch chuyên ngành đã xác định được các mục tiêu, định hướng để phát triển nông nghiệp thủ đô. Tuy nhiên theo Luật Quy hoạch thì phần lớn các quy hoạch này đều đã bị điều chỉnh (ví dụ một số quy hoạch ngành lĩnh vực sản phẩm chủ yếu như quy hoạch nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, chăn nuôi, sản xuất lúa, giết mổ, làng nghề; quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành như phòng chống lũ, đê điều, thủy lợi). Thêm vào đó, tốc độ đô thị hoá rất nhanh thời gian qua đã phá vỡ cảnh quan, không gian nông nghiệp, làm mất đi nhiều giá trị lịch sử và văn hoá của nông nghiệp. Việc khai thác kinh tế, dịch vụ, cảnh quan môi trường từ rừng còn rất hạn chế, trong đó có nguyên nhân xuất phát từ việc thiếu các quy hoạch, định hướng rõ ràng về tầm nhìn phát triển rừng. Trong sản xuất nông nghiệp, mặc dù đã dồn điền thổi thửa nhưng còn manh mún, kinh tế hộ gặp nhiều khó khăn, khó tập trung thành vùng sản xuất lớn, sản xuất nông nghiệp chưa ổn định, hiệu quả còn thấp; nông nghiệp công nghệ cao còn ít. Đất đai nông nghiệp thiếu ổn định. Bên cạnh đó còn có hiện trạng người dân giữ đất chờ dự án, không quan tâm đến sản xuất, dẫn đến một phần diện tích lớn đất bị bỏ hoang. Hộ gia đình vẫn là đơn vị sản xuất phổ biến, mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm tỷ trọng rất nhỏ.

Tác giả cũng đã giới thiệu một số mô hình sản xuất nông nghiệp tiêu biểu tại thành phố Hà nội: Mô hình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao; Mô hình phát triển một số loại cây ăn quả giá trị kinh tế cao; Mô hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn; Mô hình sản xuất và tiêu thụ chè; Mô hình nông nghiệp công nghệ cao.

Tác giả cũng đã giới thiệu về tổ chức không gian nông nghiệp thủ đô một số nước trên thế giới như Tại Luân Đôn, Anh; InFarm ở Châu Âu; tại Paris, Pháp; Liv Up, São Paulo (Brazil); trang trại đô thị Pasona, Tokyo (Nhật Bản); RotterZwam, Rotterdam (Hà Lan); Nông nghiệp Sustenir (Singapore); Urban Bees, London (Vương quốc Anh); Cu Ba; tại Trung Quốc và cho thấy việc tích hợp, lồng ghép hoạt động nông nghiệp vào từng không gian ô phố, không gian công trình hay không gian cộng đồng bằng các mô hình vườn nông nghiệp đô thị dạng thủy canh, hữu cơ và kết hợp truyền thống, dạng tòa nhà, trang trại, nông trại, công viên v.v.. đã được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới.

           Một số mô hình nông nghiệp thủ đô phổ biến được giới thiệu là: Mô hình không gian nông nghiệp đô thị theo phương diện ngang bao gồm: Mô hình không gian vườn cộng đồng và mô hình không gian trang trại, nông trại. Mô hình không gian NNĐT theo phương diện đứng: Mô hình không gian cao tầng chuyên canh. Mô hình không gian cao tầng kết hợp hoạt động NNĐT với chức năng khác.

            Không gian NNĐT đã trở thành một trong những xu hướng tất yếu của quy hoạch phát triển đô thị, xu hướng phát triển không gian nông nghiệp thủ đô hướng đến đa mục tiêu, đó là: (i) NNĐT là thành phần hữu cơ trong cấu trúc đô thị và trong hoạt động xã hội của đô thị. (ii) không gian NNĐT gia tăng các giá trị mới cho đô thị, bao gồm: Gia tăng giá trị sử dụng đất đô thị; gia tăng giá trị lợi ích môi trường; gia tăng giá trị cảnh quan và phủ xanh đô thị; gia tăng giá trị đa dạng hóa chức năng không gian đô thị và gia tăng giá trị nhân văn trong không gian đô thị. (iii) Xu hướng không gian NNĐT góp phần phát triển đô thị bền vững: ở lĩnh vực môi trường; lĩnh vực kinh tế; và lĩnh vực xã hội.

           Tổ chức không gian nông nghiệp đô thị ở Việt Nam gồm: Các mô hình nông nghiệp chính quy (Mô hình nông nghiệp truyền thống, Mô hình nông nghiệp chất lượng cao) – Mô hình nông nghiệp sinh thái hữu cơ) và  Các mô hình nông nghiệp phi chính quy trong đô thị Mô hình trồng cây tự phát.

              Trên cơ sở 4 nguyên tắc phát triển không gian nông nghiệp thủ đô; 3 tư tưởng, triết lý phát triển không gian nông nghiệp thủ đô; 04 quan điểm phát triển không gian nông nghiệp thủ đô với các mục tiêu cụ thể là:

- Phát triển nông nghiệp thủ đô Hà Nội theo hướng hiện đại, tinh hoa và bền vững, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng trên cơ sở kích hoạt và sử dụng hiệu quả các nguồn nội lực, khai thác đặc trưng cơ chế đặc thù riêng của thủ đô và huy động hiệu quả nguồn lực bên ngoài.

- Tạo ra những sản phẩm nông nghiệp đặc thù trên cơ sở kết hợp được nguồn lực tự nhiên, nền văn minh nông nghiệp lâu đời, tinh hoa văn hoá ẩm thực thủ đô,…

- Phát triển nông nghiệp thủ đô đồng bộ, thống nhất, hài hoà với phát triển các ngành phi nông nghiệp, đặc biệt và ngành du lịch, dịch vụ, giáo dục,… đảm bảo thực hiện được đầy đủ các chức năng, sứ mệnh của nông nghiệp trong định hướng phát triển thủ đô cả trước mắt và lâu dài. 

- Xây dựng các mô hình phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, công nghệ, thông minh ứng dụng công nghệ cao và sản xuất giống để chuyển giao cho các địa phương khác trong cả nước và xuất khẩu.

Để đạt được mục tiêu trên cần có các khâu đột phá trong phát triển không gian nông nghiệp Thủ đô về thể chế, về định hướng sản phẩm nông nghiệp và tổ chức sản xuất và về phát triển hạ tầng nông nghiệp.

Từ đó đã đề xuất 6 giải pháp cụ thể là: (1) Tạo cơ chế đặc thù; (2) Hoàn thiện quy hoạch không gian phát triển nông nghiệp thủ đô thống nhất với quy hoạch chung thủ đô Hà Nội.; (3) Xây dựng định hướng sản phẩm và tổ chức sản xuất theo định hướng đó; (4) Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao về nghiên cứu và chuyển giao khoa học nông nghiệp; (5) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại, trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển nông nghiệp; (6). Phát triển nông nghiệp thủ đô đồng bộ, thống nhất với phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

Phần kết luận đã khẳng định tính tất yếu của phát triển không gian nông nghiệp Thủ đô và các giải pháp cần thiết để thực hiện.

Sau phần trình bày của tác giả, các thầy/cô tham dự buổi seminar đã có những trao đổi liên quan đến các chủ đề được đề cập như làm nổi bật vai trò của không gian nông nghiệp Thủ đô trong sự phát triển bền vũng của Thủ đô, các mô hình nông nghiệp và các chính sách để thực hiện đồng thời khẳng định nghiên cứu có ý nghĩa rất lớn nhằm góp phần xây dựng Định hướng quy hoạch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

leftcenterrightdel
 PGS.TS. Nguyễn Quang Học, trưởng nhóm NCM, chủ trì buổi Seminar


PGS.TS. Đỗ Thị Tám - Nhóm NCM Quy hoạch không gian lãnh thổ, sử dụng đất và môi trường