KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA BÊ LAI F2[BBB X F1(BBB X LAI SIND)] GIAI ĐOẠN 6 ĐẾN 12 THÁNG TUỔI NUÔI TẠI HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Cập nhật lúc 08:34, Thứ sáu, 21/06/2024 (GMT+7)
Được sự tài trợ kinh phí thông qua đề tài cấp Học viện, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu để đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của bê lai F2[BBB x F1(BBB x Lai Sind)] nuôi trong điều kiện nông hộ ở Ba Vì, Hà Nội.
Được sự tài trợ kinh phí thông qua đề tài cấp Học viện, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu để đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của bê lai F2[BBB x F1(BBB x Lai Sind)] nuôi trong điều kiện nông hộ ở Ba Vì, Hà Nội.
Tổng số 20 bê lai F2[BBB x F1(BBB x Lai Sind)] bao gồm 10 bê đực và 10 bê cái có độ tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi được sử dụng trong nghiên cứu này. Bê được nuôi nhốt cá thể, cho ăn hỗn hợp thức ăn gồm thức ăn thô xanh và thức ăn tinh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Bê lai F2[BBB x F1(BBB x Lai Sind)] có khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt trong điều kiện chăn nuôi nông hộ. Bê có khối lượng cơ thể đạt 198,9kg lúc 6 tháng tuổi và 356,05kg lúc 12 tháng tuổi. Tăng khối lượng tuyệt đối giai đoạn 6-12 tháng tuổi đạt 873,05 g/con/ngày. Hiệu quả sử dụng thức ăn giai đoạn 6-12 tháng tuổi đạt 8,55 kg VCK/kg tăng khối lượng. Tính biệt ảnh hưởng đến khối lượng tích lũy, tăng khối lượng tuyệt đối và hiệu quả sử dụng thức ăn (P<0,05). Bê đực có khối lượng cơ thể, tăng khối lượng tuyệt đối cao hơn và tiêu tốn thức ăn (kg VCK/kg tăng KL) thấp hơn so với bê cái.
|
Bê 6 tháng tuổi |
|
Bò 12 tháng tuổi |
|
Bò 20 tháng tuổi |
Đề tài “Ảnh hưởng bột nghệ trong khẩu phần đến khả năng sinh trưởng và miễn dịch của lợn con sau cai sữa” do BSTY. Đàm Thị Dung chủ nhiệm cũng đã thực hiện thành công. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng bột nghệ trong khẩu phần ăn đến khả năng sinh trưởng, tỷ lệ tiêu chảy và một số chỉ tiêu miễn dịch của lợn con sau cai sữa. Nghiên cứu được thực hiện trên 60 lợn con lai Duroc × (Yorkshire × Landrace) sau cai sữa. Thí nghiệm được chia thành 4 lô hoàn toàn ngẫu nhiên, lô đối chứng (ĐC) chỉ sử dụng khẩu phần ăn cơ sở, không bổ sung bột nghệ, lô thí nghiệm 1 (TN1) sử dụng khẩu phần ăn cơ sở có bổ sung 0,1% bột nghệ (1g bột nghệ/kg thức ăn), lô thí nghiệm 2 (TN2) sử dụng khẩu phần ăn cơ sở có bổ sung 0,3% bột nghệ và lô thí nghiệm 3 (TN3) sử dụng khẩu phần ăn cơ sở có bổ sung 0,5% bột nghệ. Sau 4 tuần thí nghiệm, kết quả cho thấy khối lượng cuối kỳ ở lô TN3 có bổ sung bột nghệ ở mức 0,5% bột nghệ cao hơn so với lô ĐC không bổ sung bột nghệ và lô TN1, TN2 bổ sung bột nghệ ở mức 0,1% và 0,3%. Việc bổ sung bột nghệ vào khẩu phần đã làm giảm tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa một cách đáng kể (P <0,05). Kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận bột nghệ trong khẩu phần không ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận và chỉ số kháng thể IgA, IgG, Interferon trong huyết thanh của lợn con sau cai sữa.
|
Tinh bột nghệ |