Sáng ngày 9/9/2023, tại Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam; trường Đại học Cần Thơ; trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế đồng tổ chức Hội thảo khoa học Quản lý đất đai toàn quốc lần thứ Nhất.

leftcenterrightdel
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân phát biểu tại Hội thảo
 Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân phát biểu tại Hội thảo
Dự Hội thảo có ông Lê Minh Ngân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; GS.TS. Nguyễn Thị Lan, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam; TS. Trần Văn Khải, Đại biểu Quốc hội, Uỷ viên Thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa XV; TS. Mai Văn Hải, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá; PGS.TS. Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo; TS. Nguyễn Đắc Hậu, Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ủy ban Dân tộc; GS.TS. Trần Đức Viên, Chủ tịch Hội đồng khoa học và Đào tạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam; GS.TS. Lê Đình Phùng, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế; GS.TS. Trần Ngọc Hải, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Cần Thơ; Lãnh đạo các Sở Tài nguyên và Môi trường (tỉnh Hà Nam, Bắc Giang, Hải Dương, Ninh Bình); Bí thư, chủ tịch các quận, huyện: Q. Đống Đa (Hà Nội); huyện Hoằng Hoá (Thanh Hoá); huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh).

Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã chúc mừng và biểu dương sáng kiến của 3 đơn vị: Học viện Nông nghiệp Việt Nam; trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế; Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo. Đây là diễn đàn để các cơ quan quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học trao đổi thảo luận cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản lý sử dụng đất; đặc biệt, những kết quả nghiên cứu tâm huyết, kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn của các nhà khoa học, các chuyên gia sẽ là cơ sở để các cơ quan quản lý tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý, sử dụng đất đai nói chung về nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội nói riêng.

Cũng theo Thứ trưởng Lê Minh Ngân, đây là một sự kiện có ý nghĩa, góp phần đưa ý kiến tâm huyết của các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà quản lý hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai trong bối cảnh Chính phủ đang hoàn thiện Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) để trình Quốc hội Khóa XV thông qua vào Kỳ họp lần thứ VI (tháng 10/2023).

Đồng thời, Thứ trưởng Lê Minh Ngân mong muốn Hội thảo sẽ được tổ chức thường niên, với quy mô lớn, là nơi gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp trí tuệ và kết quả nghiên cứu khoa học của nhiều chuyên gia, nhà khoa học hơn với nội dung đa dạng, phong phú hơn, phủ trùm các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai. Học viện Nông nghiệp Việt Nam; trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế; trường Đại học Cần Thơ và các cơ sở đào tạo khác, các nhà khoa học mở rộng nghiên cứu, tổ chức hội thảo khoa học các vấn đề còn tồn tại trong chính sách pháp luật về đất đai đã được Nghị quyết số 18 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII chỉ ra. Thứ trưởng tin rằng từ sáng kiến này, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ giao nhiệm vụ cho một cơ quan trực thuộc Bộ để thực hiện thường niên.

leftcenterrightdel
GS.TS Nguyễn Thị Lan, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát biểu tại Hội thảo
GS.TS Nguyễn Thị Lan, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát biểu tại Hội thảo 

 

Phát biểu tại Hội thảo, GS.TS. Nguyễn Thị Lan, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ: "Học viện Nông nghiệp Việt Nam rất vinh dự nhân được sự đồng thuận và hỗ trợ của các chuyên gia, các nhà khoa học để Học viện tổ chức thành công Hội thảo khoa học Quản lý đất đai toàn quốc lần thứ Nhất này. Đây là một sự kiện có ý nghĩa, góp phần chuyển tải những ý kiến tâm huyết của các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà quản lý hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai trong bối cảnh Chính phủ đang hoàn thiện Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) để trình Quốc hội Khóa XV thông qua vào Kỳ họp lần thứ 6 vào thời gian tới".

Hội thảo khoa học Quản lý đất đai lần thứ Nhất (năm 2023) với chủ đề “Nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội” với mục tiêu: Trao đổi về những kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất, tạo cơ hội hợp tác và nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý nhà nước, đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Hội thảo là dịp để các nhà khoa học, cán bộ giảng viên, các học viên của các trường Đại học, Học viện, Viện nghiên cứu; Chuyên gia trong nước và quốc tế; Nhà quản lý từ các Bộ, ban ngành liên quan; Các công ty, doanh nghiệp lĩnh vực tài nguyên và môi trường trong cả nước trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cũng như học thuật trong lĩnh vực quản lý đất đai.

Hội thảo diễn ra cả ngày 9/9 với 02 phiên chính. Tại phiên Toàn thể, do GS.TS. Võ Quang Minh và PGS.TS. Trần Trọng Phương chủ trì, gồm các nội dung: Khai thác nguồn lực đất đai trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội; Biến đổi khí hậu, nguồn lực đất đai và định hướng phát triển bền vững nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long; Khai thác nguồn thu tài chính từ đất đai ở miền Trung và Tây Nguyên.

leftcenterrightdel
PGS.TS Trần Trọng Phương, Trưởng Khoa TN&MT, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam trình bày tham luận
PGS.TS Trần Trọng Phương, Trưởng Khoa TN&MT, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam trình bày tham luận 
Phát biểu tham luận tại Hội thảo, PGS.TS Trần Trọng Phương cho rằng: Để đất đai thật sự trở thành nguồn lực trọng yếu cho phát triển nhanh và bền vững kinh tế -xã hội của đất nước trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế thì đất đai cần được nhìn nhận dưới các góc độ khác nhau; phải được khai thác, quản lý, sử dụng và bảo vệ một cách khôn ngoan và khoa học. Đồng thời, cần phải sử dụng hiệu quả các công cụ để làm gia tăng giá trị sử dụng đất, vừa để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng vừa tạo được nguồn thu ngân sách lớn và ổn định. Do vậy, việc đổi mới chính sách đất đai và sử dụng hiệu quả các công cụ thực thi chính sách như đăng ký, quy hoạch, tài chính, khoa học công nghệ và nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm từng bước nâng cao công tác quản lý, sử dụng đất hiệu quả, bền vững, tạo ra nguồn lực dồi dào cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; cũng như hoàn thành nhiệm vụ đặc biệt của Ban chấp hành TW Đảng đặt ra đối với lĩnh vực đất đai là: “Quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên” là nhiệm vụ quan trọng đối với ngành Quản lý đất đai.

Tại phiên chuyên môn với 04 phần chính: Phần 1: Khai thác nguồn lực đất đai để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; Phần 2: Quản lý bền vững tài nguyên đất đai với quá trình đô thị hóa; Phần 3: Quản lý, quy hoạch sử dụng đất gắn với chuyển đổi số; Phần 4: Ứng dụng công nghệ (GIS, RS, GPS) trong lĩnh vực quản lý đất đai và tài nguyên. Hội thảo có rất nhiều ý kiến tham luận góp ý cho dự thảo Luật đất đai sửa đổi,...

“Hội thảo tổ chức thành công là sự đóng góp của Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Đại học Nông lâm, Đại học Huế; trường Đại học Cần Thơ và các cơ quan, ban ngành, tập thể các nhà khoa học trong lĩnh vực Quản lý đất đai, Tài nguyên và Môi trường. Đặc biệt, là sự ủng hộ của Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ hỗ trợ thành chuỗi hoạt động khoa học thường niên trong các năm tới”, GS.TS. Nguyễn Thị Lan nhấn mạnh!.

GS.TS Nguyễn Thị Lan cho biết thêm, trong gần 68 năm qua, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã đào tạo cho đất nước trên 13.000 kỹ sư ngành Quản lý đất đai; trên 1200 kỹ sư ngành Nông hoá thổ nhưỡng; trên 2600 cử nhân ngành Khoa học môi trường. Sau Đại học ngành Quản lý đất đai và khoa học môi trường, Học viện đã đào tạo 3.149 thạc sỹ, 113 tiến sỹ. Đây là nguồn nhân lực chất lượng cao đóng góp vào sự phát triển của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh và kinh tế - xã hội đất nước. Lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường, Học viện đã chủ trì và tham gia trên 36 đề tài cấp Nhà nước, chủ trì trên 100 đề tài cấp Bộ, tỉnh; hàng trăm đề tài cấp cơ sở và dự án chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất ở hầu hết các tỉnh, thành trên toàn quốc.

leftcenterrightdel
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cùng các đại biểu tham dự Hội thảo
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cùng các đại biểu tham dự Hội thảo 
leftcenterrightdel
Hội thảo là dịp để các nhà khoa học, nhà quản lý, các trường,... trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực đất đai
Hội thảo là dịp để các nhà khoa học, nhà quản lý, các trường,... trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực đất đai 
leftcenterrightdel
Thứ trưởng Lê Minh Ngân cùng các đại biểu chứng kiến ký Biên bản hợp tác ghi nhớ giữa 3 trường
Thứ trưởng Lê Minh Ngân cùng các đại biểu chứng kiến ký Biên bản hợp tác ghi nhớ giữa 3 trường 

GS.TS Trần Ngọc Hải, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Cần Thơ đánh giá cao và ủng hộ các sáng kiến về giao lưu, trao đổi học hỏi lẫn nhau giữa các trường có đào tạo ngành Quản lý đất đai.

GS.TS Lê Đình Phùng, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế đã đánh giá cao sự tạo điều kiện của lãnh đạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, là sự nỗ lực của Khoa Tài nguyên và Môi trường của Học viện, do PGS.TS. Trần Trọng Phương làm Trưởng khoa và các cán bộ giảng viên đã nỗ lực để có Hội thảo thành công như hôm nay.

Dự kiến, việc tổ chức Hội thảo các lần tiếp theo sẽ được luôn phiên từ Bắc đến Nam. Năm 2024, Hội thảo lần thứ 02 sẽ được tổ chức tại trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế.

Một số hình ảnh đại biểu tham dự hội thảo phát biểu tham luận:

leftcenterrightdel
GS.TS Trần Ngọc Hải, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Cần Thơ phát biểu tại Hội thảo
GS.TS Trần Ngọc Hải, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Cần Thơ phát biểu tại Hội thảo 
leftcenterrightdel
GS.TS Võ Quang Minh (Đại học Cần Thơ) phát biểu tham luận tại Hội thảo
GS.TS Võ Quang Minh (Đại học Cần Thơ) phát biểu tham luận tại Hội thảo 
leftcenterrightdel
PGS.TS Nguyễn Hữu Ngữ, trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế phát biểu tham luận tại Hội thảo
PGS.TS Nguyễn Hữu Ngữ, trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế phát biểu tham luận tại Hội thảo 

"Để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển bền vững thì đất đai phải được khai thác, quản lý, sử dụng, quản trị và bảo vệ một cách khoa học, hợp lý. Mặt khác, cần phải sử dụng hiệu quả các công cụ quản lý để làm gia tăng giá trị sử dụng đất, vừa để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, vừa tạo được nguồn thu ngân sách lớn, ổn định và bền vững, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Do vậy việc đổi mới chính sách đất đai và sử dụng hiệu quả các công cụ thực thi chính sách là rất cần thiết để nâng cao nguồn lực quản lý đất đai cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

                                                                                                          Nhất Nam - https://tainguyenvamoitruong.vn/