Cách đây 70 năm, ngày 10/10/1954 Thủ đô Hà Nội lộng lẫy cờ hoa trong niềm vui khôn tả của người dân Thủ đô cùng quân và dân cả nước. Ngày 10/10/1954 không chỉ ghi dấu một chặng đường phát triển của Thủ đô Hà Nội, mà còn là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta.

leftcenterrightdel
 

Chuẩn bị chu đáo cho tiếp quản

Ngày 21/7/1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, theo đó Hà Nội nằm trong khu vực tập kết 80 ngày của quân đội Pháp. Đề phòng âm mưu của Pháp lợi dụng thời gian này để phá hoại, Hà Nội khẩn trương chuẩn bị cho việc tiếp quản Thủ đô. Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng cử đồng chí Võ Nguyên Giáp, Lê Văn Lương, Xuân Thủy, Tố Hữu trực tiếp lãnh đạo và chỉ đạo công tác này. Ngày 17/9/1954, Ủy ban Quân chính thành phố Hà Nội được thành lập để tiếp thu và quản lý thành phố.

Nhân dân Hà Nội chào đón bộ đội tiếp quản Thủ đô

Hội đồng Chính phủ công bố các chính sách đối với thành thị mới giải phóng, chính sách đối với tôn giáo, các điều kỷ luật của bộ đội, cán bộ và nhân viên công tác khi vào thành phố mới giải phóng; Bộ Tổng tư lệnh ra lệnh cho các đơn vị bộ đội về giải phóng Hà Nội phải giữ vững trật tự an ninh của thành phố, bảo vệ nhân dân, bảo vệ ngoại kiều, phải triệt để chấp hành các chính sách và kỷ luật mà Chính phủ đã đề ra, phải luôn luôn nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu khiêu khích của bọn phá hoại.

leftcenterrightdel
 Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội Trần Duy Hưng từ Việt Bắc tiến về tiếp quản Thủ đô năm 1954. (Ảnh tư liệu)

Ngày 30/9/1954, ta và Pháp ký Hiệp định chuyển giao Hà Nội về quân sự; ngày 2/10, ký Hiệp định chuyển giao Hà Nội về hành chính. Theo đó, nguyên tắc chuyển giao là đảm bảo trật tự, an toàn, không được phá hoại và không làm gián đoạn các hoạt động của đời sống thành phố.

Theo các văn bản đã được ký kết, từ ngày 2 đến 5/10/1954, các đội hành chính, trật tự của ta vào thành phố, chuẩn bị tiếp quản các cơ quan, công sở, các công trình công cộng. 422 cán bộ, nhân viên đội hành chính và 158 công an có vũ trang của đội trật tự đã kiểm kê và giải quyết các công việc chuẩn bị nhận bàn giao từ phía Pháp và ngụy quyền, lập xong các biên bản để bàn giao vào ngày 7/10/1954.

leftcenterrightdel
 Những người lính trẻ trong ngày tiếp quản Thủ đô, tháng 10-1954. Ảnh tư liệu

Đến 16 giờ ngày 9/10/1954, những tên lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên. Sáng 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố và các đơn vị quân đội nhân dân chia làm nhiều cánh lớn mở cuộc hành quân lịch sử tiến vào Hà Nội. Hai mươi vạn nhân dân Thủ đô hân hoan chào đón đoàn quân chiến thắng.

Hân hoan niềm vui giải phóng

15 giờ ngày 10/10/1954, hàng vạn nhân dân Thủ đô Hà Nội dự lễ chào cờ long trọng do Ủy ban Quân chính thành phố tổ chức. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên đỉnh Cột cờ cổ kính. Cả Hà Nội tưng bừng hân hoan trong niềm vui giải phóng, tự hào về sức mạnh hùng hậu kháng chiến, biết ơn Đảng và Bác Hồ kính yêu.

leftcenterrightdel
 Một đơn vị bộ đội ta qua cầu Long Biên vào tiếp quản Hà Nội trước sự chứng kiến của đoàn Ủy ban quốc tế thi hành Hiệp định Geneva và quan sát viên quốc tế, chiều 9/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Trong thư gửi đồng bào Hà Nội sau ngày giải phóng Thủ đô, Bác viết: “Tám năm qua, Chính phủ đã phải xa rời Thủ đô để kháng chiến cứu nước. Tuy xa nhưng lòng Chính phủ luôn gần cạnh đồng bào. Ngày nay do nhân dân ta đoàn kết nhất trí, quân đội ta chiến đấu anh dũng, hòa bình đã thắng lợi, Chính phủ ta lại trở về Thủ đô với đồng bào. Muôn dặm một nhà, lòng vui mừng khôn xiết”.

leftcenterrightdel
 Người dân hân hoan hướng về lá quốc kỳ tung bay trên Cột cờ Hà Nội trong ngày Thủ đô được giải phóng, ngày 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Ngày 10/10/1954, ngày Hà Nội sạch bóng quân thù. Ngày này cũng trở thành mốc son trong lịch sử xây dựng và phát triển của thủ đô và đất nước, đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, mở ra thời kỳ phát triển mới hết sức vẻ vang trong lịch sử Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Thủ đô Hà Nội hoàn toàn thoát khỏi ách thống trị của đế quốc thực dân, nhân dân lao động làm chủ vận mệnh của mình, phấn khởi bắt tay vào xây dựng xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa.

leftcenterrightdel
Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Tư lệnh Đại đoàn 308, Chủ tịch Ủy ban Quân chính thành phố đọc Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô, tại Lễ chào cờ đầu tiên trong Ngày giải phóng Hà Nội, diễn ra tại sân Cột Cờ (nay là Đoan Môn - Hoàng thành Thăng Long) vào lúc 15 giờ ngày 10/10/1954. Ảnh: Tư liệu/TTXVN 

Năm 2024 đánh dấu cột mốc quan trọng 70 năm Giải phóng Thủ đô, Thành phố Hà Nội đã và đang tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động ý nghĩa tiêu biểu như: Khai mạc triển lãm 70; tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia "Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội Văn hiến văn minh hiện đại, Thành phố kết nối toàn cầu"; Lễ Khai mạc "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và kỷ niệm 25 năm Hà Nội được vinh danh Thành phố vì hòa bình.

leftcenterrightdel
 Khai mạc triển lãm 70 năm thành tựu xây dựng và phát triển Thủ đô

Ngoài ra, thành phố tổ chức gặp mặt tri ân đại biểu cựu chiến binh, cựu công an nhân dân, cựu thanh niên xung phong và gia đình chính sách người có công trực tiếp tham gia Giải phóng Thủ đô trong kháng chiến chống Pháp nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); Lễ hội Áo dài năm 2024 từ ngày 4 - 6/10/2024 tại Hoàng Thành Thăng Long có sự tham gia diễu hành của 1.000 đại biểu.

leftcenterrightdel
 Lễ hội Áo dài năm 2024

Đặc biệt, Lễ kỷ niệm cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô diễn ra 20h00 ngày 10/10/2024 tại Hoàng Thành Thăng Long.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tiền thân là Trường Đại học Nông Lâm, được thành lập năm 1956, là cơ sở đào tạo, nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp. Học viện không ngừng tự chủ, sáng tạo để luôn đi đầu trong đào tạo, nghiên cứu, phục vụ xã hội. Ghi nhận những thành tích của Học viện, Đảng và Nhà nước đã hai lần tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, danh hiệu Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Nhiều cán bộ, giảng viên, cựu sinh viên Học viện cũng vinh dự nhận các danh hiệu cao quý này và các danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ cũng như nhiều phần thưởng, giải thưởng do các tổ chức quốc tế và nước ngoài trao tặng. Là một trong các trường công lập trọng điểm quốc gia, Học viện luôn phát huy vai trò tiên phong đối với sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam.

leftcenterrightdel
 

 Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội, hòa cùng niềm vui chung của các tầng lớp Nhân dân Thủ đô, của quân và dân cả nước, tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng sắp diễn ra các chương trình để chào mừng 68 năm thành lập Học viện (12/10/1956-12/10/2024), Lễ Khai giảng năm học mới 2024-2025 và Khánh thành "Dự án tăng cường năng lực đào tạo, khoa học công nghệ" từ nguồn vốn ODA của ngân hàng thế giới vào ngày 12/10/2024 với sự tham dự của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước.           

Ban CTCT&CTSV