PGS.TS Nguyễn Quang Học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
ĐẶT VẤN ĐỀ
Với một quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới như Việt Nam thì đất nông nghiệp có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt về chính trị, kinh tế, xã hội. Đất nông nghiệp được thể hiện trong các Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Chính sách, pháp luật về đất nông nghiệp góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu của cách mạng qua từng giai đoạn và đóng góp vào những thành tựu nổi bật của thời kỳ đổi mới.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được xây dựng công phu, đã thể chế hóa được các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách đất đai theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chỉnh sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát trỉến có thu nhập cao
1. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp hiện nay
- Theo thống kê năm 2020, tổng diện tích đất nông nghiệp của nước ta là 27.983. 482 ha (chiếm tới 84,45%) bao gồm đất sản xuất nông nghiệp là 11.718.391 ha, đất lâm nghiệp là 15.404.799 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản là 786.184 ha. Việt Nam có 8 vùng đất nông nghiệp gồm: Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc bộ, Tây Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Mỗi vùng đều có đặc trưng cây trồng rất đa dạng. Trong đó, ĐBSCL Đồng bằng sông Hồng … chủ yếu là lúa; Quỹ đất nông nghiệp tiếp tục suy giảm do công nghiệp hóa và đô thị hóa. Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010-2020) bình quân mỗi năm đất trồng lúa giảm 18.816 hécta, do mức gia tăng dân số ở nông, khiến cho bình quân đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm mạnh. Do chuyển mục đích sử dụng đất sang phi nông nghiệp.
- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay cho thấy: 90% đất sản xuất nông nghiệp do hộ gia đình cá nhân quản lý sử dụng với phương thức sản xuất phân tán quy mô nhỏ, hiệu quả thấp còn phổ biến (đất nông nghiệp bình quân 1,6169 ha/hộ nông thôn; 2,9952 ha /hộ nông nghiệp; đất sản xuất nông nghiệp bình quân 0,6766 ha/hộ nông thôn; l,2577ha /hộ nông nghiệp); Trong khi các tổ chức kinh tế, chỉ quản lý sử dụng 10% đất sản xuất nông nghiệp, quy mô sản xuất còn nhỏ. Mặt khác, quá trình chuyến dịch cơ cấu lao động trong khu vực nông thôn chưa đồng bộ với chuyến dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ; Lao động nông nghiệp chiếm tới 34% lao động cả nước. Chuyển dịch lao động nông thôn sang lĩnh vực công nghiệp dịch vụ chưa bền vững, hộ nông dân vẫn có tâm lý giũ mộng đất để phòng xa những lức khó khăn, phải quay về quê hương, lấy sản xuất nông nghiệp làm chỗ dựa. Những hạn chế trên là rào cản đối với sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn, hiệu quả trong giai đoạn hiện nay
2. Sử dụng đất nông nghiệp theo luật đất đai 2013
Thứ nhất, Luật Đất đai năm 2013 đều nhất quán quan điểm “bảo đảm cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối có đất sản xuất”. Điều này là dễ hiểu bởi nước ta là một nước nông nghiệp có khoảng 70% dân số là nông dân. Quan điểm này được thể hiện như sau:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa. Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
Có thể thấy quy định này đang là rào cản cho quá trình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp, gây khó khăn cho hàng hóa nông sản của nước ta tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu do không áp dụng được máy móc, công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp.
Thứ hai: Đánh giá mặt tích cực và thách thức trong sử dụng đất nông nghiệp trong đó có đất lúa
- Tích cực:
+) Chính sách giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài đã gắn bó người nông dân với đất đai. Họ được làm chủ thực sự đối với đất nông nghiệp và ngày càng nhận thức được vị trí, vai trò của đất nông nghiệp; trên cơ sở đó tạo động lực thúc đẩy sự sáng tạo, chủ động và khuyến khích đầu tư lâu dài vào đất nông nghiệp, năng suất lao động nông nghiệp được nâng cao. Chính sách giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài đã góp phần tạo nên những thành tựu to lớn trong sản xuất nông nghiệp đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới ….
+) Chính sách giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài trả lại đất đai về với người lao động, thực hiện mơ ước ngàn đời của người nông dân “Người cày có ruộng” và hiện thực hóa quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước bảo đảm cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối có đất để sản xuất. Đồng thời, góp phần củng cố khối liên minh công - nông dưới sự lãnh đạo của Đảng.
+) Chính sách giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài góp phần phát triển mô hình kinh tế trang trại, khai thác tiềm năng thế mạnh về đất đai, sức lao động và tạo sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phân công lại lao động trong nông nghiệp và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng tỷ suất lợi nhuận đầu tư/1ha đất nông nghiệp; thúc đẩy quá trình khai hoang, phục hóa và phủ xanh đất trống…
- Thách thức:
+) Chính sách giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài theo kiểu bình quân, cào bằng chỉ phù hợp trong giai đoạn đầu khi nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế quản lý theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp kế hoạch hóa cao độ sang nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường; khi mà sản xuất nông nghiệp phát triển ở trình độ thấp chưa phải là nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Bởi lẽ, chính sách giao đất này làm cho tình trạng sử dụng ruộng đất bị phân tán, manh mún nên không có điều kiện áp dụng cơ giới hóa, đưa máy móc vào sản xuất nông nghiệp; năng suất lao động trong khu vực nông nghiệp không được nâng cao và đời sống của người nông dân không được cải thiện.
+) Chính sách giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài theo kiểu bình quân, cào bằng chỉ đảm bảo nguyên tắc công bằng, đảm bảo cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối có đất sản xuất tại thời điểm giao đất. Đối với những đối tượng sinh ra sau thời điểm giao đất sẽ không được giao đất do không còn đất nông nghiệp để giao. Hơn nữa chính sách giao đất này đưa đến tình trạng đất đai không được điều chỉnh theo biến động nhân khẩu trong quá trình sử dụng đất; bởi lẽ, trong quá trình sử dụng đất có hộ gia đình có thành viên chết hoặc chuyển đổi nghề nghiệp từ sản xuất nông nghiệp sang làm trong khu vực nhà nước, làm trong các doanh nghiệp v.v. nhưng không bị rút bớt diện tích đất nông nghiệp. Các hộ này sử dụng đất nông nghiệp không hết nên đem cho mượn, cho thuê lại… Ngược lại, một số hộ gia đình tăng thêm nhân khẩu do sinh đẻ hoặc con cái lập gia đình… trở nên thiếu đất sản xuất vì địa phương không còn đất nông nghiệp để giao tiếp. Thực trạng này tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp đất trong cộng đồng người dân ở khu vực nông thôn.
3. Quản lý, sử dụng đất nông nghiệp (đất lúa) theo sửa đổi luật đất đai 2013
1) Vê hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đât nông nghiệp của Hộ gia đình cá nhân, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định tại Điều 178: Luật Đất đai 2013 quy định: Hạn mức nhận chuyến quyền sử dụng đất nông nghiệp của Hộ gia đình cá nhân không quá 10 lần; Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định không quá 15 lần. Theo quy định này diện tích đất cây hàng năm của Hộ gia đình cá nhân sử dụng tối đa lên tới 45 ha, diện tích đất trồng cây lâu năm vùng đồng bằng 150 ha, vùng Trung du miền núi là 450 ha; diện tích đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất 450 ha. Quy định này đủ lớn để đáp ứng cho Hộ gia đình cá nhân có khả năng, có nhu cầu mở rộng quy mô sử dụng đất theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, hiệu quả
2) Vê đât nông nghiệp do tô chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tố chức kinh tê có vồn đầu tư nước ngoài sử dụng, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đoi) quy định tại Điều 181: “1. Tố chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối thì được Nhà nước xem xét cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư” …. Như vậy là phù hợp
3) Đất trồng lúa, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định tại Điều 183: Theo quy định này: (1) Đất trồng lúa gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại. Đất chuyên trồng lúa là đất trồng từ hai vụ lúa trở lên. (2) Nhà nước có chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao; bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. (3) Người sử dụng đất trồng lúa có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ phì của đất; không được chuyển sang sử dụng vào mục đích khác nếu không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. (4) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa phải thực hiện các quy định sau đây: a) Có phương án sử dụng tầng đất mặt theo quy định của pháp luật về trồng trọt; b) Nộp một khoản tiền theo quy định của Chính phủ để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trừ dự án sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về xây dựng; c) Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường; không làm ảnh hưởng đến việc canh tác đối với diện tích đất trồng lúa liền kề. (5). Người sử dụng đất trồng lúa được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa nhưng không làm mất đi điều kiện cần thiết để trồng lúa trở lại theo quy định của pháp luật về trồng trọt; được sử dụng một phần diện tích đất xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp và (6) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục cho phép xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa.
Quy định này tạo điều kiện cho nông dân ở các vùng quy hoạch trồng lúa sản xuất hiệu quả, ổn định đời sống, an tâm đầu tư, bảo vệ, cải tạo nâng cao chất lượng đất trồng lúa đáp ứng yêu cầu sản xuất lúa hàng hóa tập trung, hiệu quả.
Theo tôi không nên cho xây dựng công trình trên đất 2 lúa trở nên, chỉ nên quy định cho phép xây dựng lán trại sẽ giảm nguy cơ lấn chiếm đất chuyên 2 vụ lúa làm nhà ở, chuyển sang đất xây dựng công trình phi nông nghiệp…..
4. Tích tụ đất nông nghiệp (đất lúa): Theo điều 193 luật sử đổi quy định: “ ….2. Các phương thức tích tụ đất nông nghiệp: a) Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp; b) Nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp. 3. Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân ứng dụng khoa học, công nghệ để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quỹ đất đã tích tụ. 4. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, hướng dẫn, hỗ trợ các bên trong việc thực hiện tích tụ đất nông nghiệp và đảm bảo ổn định quy hoạch đất nông nghiệp đã tích tụ.
Điều này cho phép người sử dụng đất nông nghiệp (trong đó đất lúa) giữ được ổn định cuộc sống và theo sản xuất tập trung, hang hóa…
4. Khuyến nghị giải pháp hoàn thiện chính sách sử dụng đất đất nông nghiệp trong đó đất lúa.
+) Cần có quy định rõ bảo vệ nghiêm ngặt đất trồng lúa 2 vụ trở nên, trong khoanh định quy hoạch sử dụng đất cấp huyện trở lên
+) Trong điều 9: Phân loại đất trong nhóm đất nông nghiệp nên phân thêm đất chăn nuôi
+) Tuyên truyền, khuyến khích và động viên các hộ gia đình, cá nhân tự nguyện chuyển đổi ruộng đất cho nhau để khắc phục tình trạng manh mún về đất nông nghiệp theo hướng giảm số lượng các thửa đất nông nghiệp và tăng diện tích của từng thửa đất.
+) Tập trung thực hiện chính sách phát triển đa dạng hóa các ngành nghề sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn, thúc đẩy một số ngành dịch vụ, thương mại, thủ công truyền thống phát triển… để có điều kiện rút bớt một lực lượng lao động nông nghiệp sang làm trong các ngành, nghề này; tránh gây áp lực quá lớn về nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp. Thực hiện quyết liệt chính sách sinh đẻ có kế hoạch; giảm tỷ lệ sinh và vận động các cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình để tránh gây áp lực về dân số ở khu vực nông thôn.
+ Xây dựng và thực hiện cơ chế xã hội hóa thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào việc đào tạo, chuyển đổi ngành nghề cho người lao động ở nông thôn; đi đôi với việc Nhà nước đầu tư triển khai chính sách dạy nghề, tìm kiếm việc làm cho thanh niên nông thôn. Áp dụng phương thức kinh doanh tổng hợp trong sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của đất đai và hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung.
+ Chú trọng, thực hiện chính sách đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong việc thâm canh, tăng vụ, đẩy mạnh tăng trưởng xanh và áp dụng quy trình sản xuất sạch trong nông nghiệp; nâng cao hiệu suất đầu tư trên một đơn vị diện tích đất và cải thiện năng suất lao động nông nghiệp v.v.
KẾT LUẬN
Với những quy định mới về quản lý sử dụng đất nông nghiệp (đất lúa) nêu trên, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), sẽ góp phần điều chỉnh đất đai theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khăc phục những bất cập hiện tại; đáp ứng yêu cầu của các thành phần kinh tế, đặc biệt là các tố chức kinh tế trong nước (các hợp tác xa, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp thuộc các tập đoàn kinh tế), các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thức đẩy tích tụ tập trung đất đai theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, tập trung, hiệu quả
Tôi tin tưởng rằng, với những quy định mới này, khi Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc Hội thông qua, sẽ tạo cơ hội cho hộ gia đình sản xuất nông nghiệp và các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài tiếp cận với đất đai thuận lợi; khuyến khích, thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hàng hóa mà nước ta có lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy tập trung, tích tụ đất đai theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, tập trung, hiệu quả.