Ngày 29 tháng 01 năm 2024 tại phòng họp bộ môn Quy hoạch đất đai khoa Tài nguyên và Môi trường, nhóm NCM Quy hoạch không gian lãnh thổ về sử dụng đất và môi trường tiến hành seminar khoa học với chuyên đề "Một số vấn đề mới của Luật Đất đai (sửa đổi)".

leftcenterrightdel

PGS.TS Nguyễn Quang Học trình bày tại seminar

Luật Đất đai 2013 (sửa đổi) sau 4 lần thảo luận đã chính thức được Quốc Hội thông qua vào ngày 18/01/2024,  Luật Đất đai đã thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng (nghị quyết 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về  các vấn đề: tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao; Nghị quyết của Quốc hội, đồng thời thể hiện kết quả kiến nghị sửa đổi của cử tri, đại biểu Quốc hội để tháo gỡ những vướng mắc được rút ra từ thực tiễn. Trong thời gian qua về việc tổ chức thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và luật hóa các quy định đã được thực tế chứng minh là phù hợp. Luật Đất đai (sửa đổi) được thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Luật có 16 chương và 260 điều, có nhiều điểm mới so với luật hiện hành. Dưới đây một số vấn đề mới liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau:

1. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Loại hình quy hoạch sử dụng đất: Theo lãnh thổ có 4 cấp: QHSDĐ cấp quốc gia, QHSDĐ cấp tỉnh, QHSDĐ cấp huyện và QHSDĐ cấp xã (3 trong 1 QHNTM); Theo ngành: QHSDĐ ngành an ninh; QHSDĐ ngành quốc phòng

- Các quy hoạch quốc gia cũng như quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành, lĩnh vức ử dụng đất phải đảm bảo phù hợp, thống nhất, đồng bộ, gắn chặt chẽ để thúc đẩy phát triển.

- Đổi mới quy trình, nội dung, phương pháp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo tăng cường tính công khai, minh bạch.

- Trong quy trình lập quy hoạch sử dụng đất người dân được lấy ý kiến

- Quyền của người sử dụng đất được hoàn thiện bổ sung trong các khu vực quy hoạch, trong đó nêu rõ quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục  sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất.

2. Thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư

- Trong luật đã quy định cụ thể 31 trường hợp nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

- Luật cũng đã quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia công cộng với nhiều điểm mới đảm bảo dân chủ, công bằng, khách quan, công khai, minh bạch, kịp thời và đúng quy định của pháp luật vì lợi ích chung của cộng đồng và vì sự phát triển bền vững.

- Có 3 nhóm dự án Nhà nước thu hồi đất phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia công cộng: (i) Công trình công cộng (ii) Trụ sở cơ quan nhà nước, công trình sự nghiệp và (iii) Một số trường hợp khác có tiêu chí cụ thể.

- Trong đó phân cấp cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thẩm quyền chấp thuận việc chuyển mục đích  sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên.

- Về đấu giá, đấu thầu: Luật đã quy định cụ thể các trường hợp giao đất qua  hoặc không thong qua đấu giá, đấu thầu. Quy định cụ thể các trường hợp cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê theo đúng tinh thần của Nghị quyết 18 của Trung ương.

3. Giao đất, cho thuê đất chuyển mục đích sử dụng đất

- Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để cho phép hộ gia đình , cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất  bao (trong đó: Đất nông nghiệp sang đất ở, đất phi nông nghiệp sang đất ở).

- Phân cấp: Quy định cụ thể điều kiện, thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

4.  Phân cấp, phân quyền và cải cách hành chính

- Về phân cấp: Luật đã thể hiện đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thống nhất quản lý theo hướng nâng cao trách nhiệm của địa phương và kiểm tra, giám sát , kiểm soát chặt chẽ của Trung ương; giảm đầu mối , giảm trung gian,  gắn với cải cách hành chính, giảm phiền hà, tiêu cực liên quan đến quản lý sử dụng đất.

- Về cải cách hành chính:  Phân cấp trong chuyển mục đích sử dụng đất; trong quyết định giá đất cụ thể, thu hồi đất… giảm đầu mối trong khâu trung gian trong giao đất, cho thuê đât tại Khu kinh tế, khu công nghệ cao, cảng hàng không sân bay… Tập trung cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa, minh bạch thủ tục hành chính để người dân thuận tiện trong quá trình thực hiện thủ tục liên quan đến quản lý sử dụng đất đai.

5. Đất cho đồng bào dân tộc thiểu số

- Luật cũng đã quy định các chính sách đảm bảo đất sinh hoạt cộng đồng; giao đất, cho thuê đất đối với đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất ở, đất sản xuất.

- Quy định trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, nguồn lực để thực hiện chính sách

- Đảm bảo quỹ đất để thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

- Quy định hạn chế một số quyền của người sử dụng đất đối với các trường hợp được giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo chính sách hỗ trợ  đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

6. Điều tra cơ bản về đất đai.

Luật quy định cụ thể về:

- Điều tra cơ bản đất đai

- Đánh giá tiềm năng đất đai

- Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tập trung thống nhất

7. Kiến nghị giải pháp:

(i) Hoàn thiện đồng bộ chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng đất;

(ii) Nhanh chóng đưa Luật Đất đai vào cuộc sống;

(iii) Tuyên truyền, giáo dục, thống nhất nhận thức trong cán bộ, nhân dân về quản lý và sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

(iv) Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai.

PGS.TS Nguyễn Quang Học

Nhóm NCM quy hoạch không gian lãnh thổ về sử dụng đất đai và môi trường