Đề tài NCKH cấp HV năm 2022 "Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tái sử dụng nước thải của các cơ sở chăn nuôi lợn cho trồng trọt trên địa bàn thành phố Hà Nội"
Cập nhật lúc 15:53, Thứ sáu, 10/02/2023 (GMT+7)
Trong thời gian 3 thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã chứng kiến tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành chăn nuôi, đặc biệt lĩnh vực chăn nuôi lợn. Số lượng đàn lợn đã tăng gấp đôi từ 12.26 triệu con lên 24.88 triệu con trong vòng 10 năm tính từ 1990 đến 2003 và hiện nay đang duy trì ở mức 27 – 29 triệu con.
Trong thời gian 3 thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã chứng kiến tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành chăn nuôi, đặc biệt lĩnh vực chăn nuôi lợn. Số lượng đàn lợn đã tăng gấp đôi từ 12.26 triệu con lên 24.88 triệu con trong vòng 10 năm tính từ 1990 đến 2003 và hiện nay đang duy trì ở mức 27 – 29 triệu con. Trong 63 tỉnh thành, Hà Nội là tỉnh có số lượng đàn lợn đông nhất ở khu vực phía bắc với số lượng trung bình 1,3 triệu con. Việc gia tăng nhanh chóng của loại hình chăn nuôi này đã một mặt góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế của Việt Nam nhưng mặt khác đã tạo ra các áp lực rất lớn về môi trường, đặc biệt đối với môi trường nước bởi so với các hoạt động chăn nuôi khác, chăn nuôi lợn là hoạt động phát sinh ra lượng nước thải rất lớn.
Phát triển và thúc đẩy các giải pháp nhằm tái sử dụng nước thải chăn nuôi cho các hoạt động trồng trọt gần đây được cân nhắc như một trong những giải pháp hiệu quả nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi và góp phần tiết kiệm tài nguyên. Mặc dù là một đô thị lớn nhưng Hà Nội vẫn có nhiều cơ hội cho việc quay vòng, tái sử dụng nguồn chất thải này bởi thành phố vẫn chú trọng phát triển nông nghiệp như một ngành kinh tế quan trọng, đảm bảo an ninh lương thực và vành đai xanh cho 10 triệu dân của thành phố.
|
|
Một số hình ảnh về hiện trạng sử dụng nước thải chăn nuôi cho trồng trọt tại địa bàn nghiên cứu |
Nhằm phân tích các nhân tố nội tại bên trong thúc đẩy hành vi tái sử dụng nước thải của các cơ sở chăn nuôi lợn, nghiên cứu đã ứng dụng Thuyết hành vi dự định và Mô hình cấu trúc tuyến tính chạy với số liệu điều tra nông hộ, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hành vi sử dụng nước thải chăn nuôi (B) có tương quan với những dự định của chủ hộ (BI) về hành vi đó. BI lại phụ thuộc chặt chẽ vào thái độ (AT), chuẩn mực xã hội (SN) và nhận thức kiểm soát hành vi (PBC) của các chủ cơ sở chăn nuôi. Hệ số hồi qui của ba yếu tố này với BI lần lượt là ß=0.96 (p=0.00), ß=-0,826 (p=0.00), và ß=-0,34 (p=0.00). Kết quả nghiên cứu là cơ sở để định hướng tác động của chính sách sử dụng nước thải chăn nuôi cho mục đích quản lý môi trường và phát triển kinh tế tuần hoàn.
Ths. Nguyễn Thị Hương Giang