Thanh long là mặt hàng trái cây xuất khẩu chủ lực và nằm trong nhóm "sản phẩm xuất khẩu tỷ đô" của Việt Nam trong những năm qua, được xuất khẩu đi nhiều nước: Trung Quốc (chiếm hơn 80%), Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Australia, Nhật Bản, Liên minh châu Âu và Chile… Thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT (2021), cả nước có 60/63 tỉnh, thành trồng thanh long, với diện tích và sản lượng tăng rất nhanh. Nếu năm 1995 cả nước có hơn 2.200 ha trồng thanh long, sản lượng gần 23.000 tấn thì đến năm 2020 tăng lên gần 60.000 ha trồng thanh long, sản lượng đạt khoảng 1,5 triệu tấn, tăng 27 lần về diện tích và tăng hơn 57 lần về sản lượng. Bình Thuận là tỉnh có diện tích trồng thanh long lớn nhất cả nước với diện tích năm 2020 khoảng 33.750 ha, sản lượng đạt gần 700.000 tấn. Cây thanh long hiện tại và trong những năm tới được xác định là cây trồng chủ lực phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác nhằm đạt được năng suất cao, việc sử dụng phân bón với lượng không cân đối đang diễn ra rất phổ biến. Điều này không chỉ gây tác động xấu đến môi trường đất, nước mà còn làm tăng chi phí đầu tư dẫn đến giảm hiệu quả kinh tế.
Nghiên cứu đã thực hiện thí nghiệm bón phân cho thanh long để đánh giá, so sánh các yếu tố cấu thành năng suất và hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các tổ hợp phân bón khác nhau cho cây thanh long, từ đó xác định được tổ hợp phân bón mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Thí nghiệm được thực hiện trong 04 vụ (09/2019 - 04/2021) trên vườn cây thanh long ruột trắng 10 năm tuổi tại xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận; mật độ cây 1.000 trụ/ha. Các trụ trong vườn khá đồng đều về chiều cao (khoảng 2,0m) và kích thước tán (khoảng 1,0m). Phân bón sử dụng trong thí nghiệm là phân chuồng hoai, Đạm Urea (46%N), Supe Lân (16,5% P2O5) và Kali clorua (60% K2O).
Thí nghiệm gồm 10 công thức (CT) được bố trí ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại (mỗi ô thí nghiệm) 10 trụ. Công thức thí nghiệm và lượng phân bón tính cho 1 ha trong 1 vụ như bảng 1
Bảng 1. Công thức thí nghiệm và lượng phân bón
Loại phân bón
Công thức
|
Phân hữu cơ
|
N
|
P2O5
|
K2O
|
Tỷ lệ N:P:K
|
kg/ha/vụ
|
CT1(ĐC)*
|
20.000
|
350
|
450
|
300
|
3,5:4,5:3 (2:2,57:1,71)
|
CT2
|
20.000
|
200
|
100
|
200
|
2:1:2
|
CT3
|
20.000
|
240
|
120
|
240
|
CT4
|
20.000
|
280
|
140
|
280
|
CT5
|
20.000
|
200
|
150
|
200
|
2:1,5:2
|
CT6
|
20.000
|
240
|
180
|
240
|
CT7
|
20.000
|
280
|
210
|
280
|
CT8
|
20.000
|
200
|
100
|
250
|
2:1:2,5
|
CT9
|
20.000
|
240
|
120
|
300
|
CT10
|
20.000
|
280
|
140
|
350
|
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Tỷ lệ và liều lượng phân bón khác nhau không ảnh hưởng nhiều đến số quả/trụ nhưng có sự khác biệt có ý nghĩa về trọng lượng trung bình quả ở các công thức. Công thức có trọng lượng trung bình quả cao nhất là CT6 đạt 597,4 g.
- Ở hầu hết các vụ CT5, CT6 và CT7 là 3 công thức cho năng suất thanh long cao nhất đạt trung bình từ 10,30 – 10,78 tấn/ha/vụ. Cao hơn so với công thức 1 đối chứng từ 0,55 – 0,93 tấn/ha/vụ.
- Trong 4 vụ thí nghiệm, công thức CT6 đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, trung bình đạt 79,96 triệu đồng/ha/vụ.
- Công thức phân bón cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nhất đề xuất sử dụng trong canh tác thanh long tại Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận là [20 tấn Phân chuồng + 240 kg N + 180 kg P2O5 + 240 kg K2O] /ha/vụ với tỷ lệ NPK 2:1,5:2.
TS. Ngô Thị Dung - nhóm NCM Quản lý tổng hợp tài nguyên đất, nước và dinh dưỡng cây trồng