Công nghệ thực phẩm – Ngành học tiềm năng

Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra sâu sắc với những bước tiến mạnh mẽ. Trong những năm qua, ngành Công nghệ thực phẩm đang dần từng bước khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế Việt Nam cũng như nền kinh tế thế giới.

Ngành Công nghệ thực phẩm được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Bởi tất cả những lĩnh vực liên quan đến việc ăn uống, thực phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm đều có thể ứng dụng kiến thức của ngành học này, như: Cải thiện chất lượng đời sống và sức khỏe cộng đồng; Thúc đẩy xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế đất nước; Cải thiện chất lượng sản phẩm nông nghiệp, nâng cao giá trị của nông sản; Cung cấp đa dạng các loại sản phẩm, tăng nguồn dinh dưỡng và đáp ứng nhu cầu của người dân bản địa, hấp dẫn du khách nước ngoài.

Cùng với xu hướng hội nhập, ngành Công nghệ thực phẩm đã mở rộng và đa dạng hóa mối quan hệ hợp tác với các nước để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường Quốc tế. Nhiều doanh nghiệp thực phẩm liên tục được xây dựng, đầu tư để đa dạng hóa chủng loại và chất lượng sản phẩm. Do vậy, thị trường lao động luôn rộng mở, giang tay đón chào các kỹ sư Công nghệ thực phẩm vào những vị trí tuyển dụng thích hợp nhằm đẩy mạnh và phát triển ngành Công nghệ thực phẩm trong thời kỳ hội nhập hiện nay.

leftcenterrightdel
 

Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam là một đất nước với dân số đông, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam đối với thực phẩm chế biến ngày càng lớn và phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã. Đặc biệt là nhu cầu về các sản phẩm sạch được chế biến an toàn và tinh tế đòi hỏi ngày càng nhiều. Bên cạnh những ngành kinh tế kỹ thuật chính như: Rượu, bia, nước giải khát, sữa, dầu thực vật, chế biến bột và tinh bột thì lĩnh vực thực phẩm của nước ta đang ngày càng mở rộng để phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu, đây là mảnh đất màu mỡ để ngành Công nghệ thực phẩm phát triển trường tồn.

Việt Nam được đánh giá là một trong những Quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu sản phẩm nông sản, thủy – hải sản. Tuy nhiên, những dòng sản phẩm chế biến sẵn vẫn chưa được khai thác hiệu quả và triệt để. Nguyên nhân chính là do chênh lệch về trình độ công nghệ, trang thiết bị và nhân lực. Nước ta đang thực sự thiếu những người lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề vững vàng trong lĩnh vực thực phẩm. Đó là khó khăn của nền kinh tế Việt Nam, nhưng cũng chính là cơ hội để các kỹ sư Công nghệ thực phát triển tiến đến thành công.

Mục tiêu đào tạo

Ngành Công nghệ thực phẩm sẽ đào tạo và trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng và chuyên sâu về hóa học, sinh học; Nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng của thực phẩm; Phương pháp chế biến thực phẩm; Vệ sinh an toàn thực phẩm, tối ưu hóa dinh dưỡng trong thực phẩm,…

Bên cạnh đó, ngành Công nghệ thực phẩm còn đào tạo cho sinh viên những kỹ năng thực hành tổ chức, quản lý (công nghệ, kỹ thuật và chất lượng sản phẩm) và điều hành quy trình sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực Công nghiệp thực phẩm cũng như nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt và vận hành dây chuyền sản xuất.

Theo học ngành Công nghệ thực phẩm, các bạn trẻ sẽ được học tập trong phòng thí nghiệm hiện đại và được đào tạo vững chắc từ lý thuyết cho đến thực hành, các kiến thức cơ bản về Toán học, Khoa học tự nhiên và tập làm quen với công việc đánh giá mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm, phân tích thực phẩm, thực hành các quy trình công nghệ chế biến, sản xuất và bảo quản thực phẩm,… Ngoài ra, thông qua các chuyến đi trải nghiệm thực tế tại nhiều nhà máy, khu công nghiệp, sinh viên còn có thể tích lũy thêm kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm cho bản thân.

leftcenterrightdel
 

Những tố chất phù hợp với ngành Công nghệ thực phẩm

  • Tư duy sáng tạo: Nhằm tạo ra sản phẩm mới trong quá trình làm việc nên tư duy sáng tạo là yếu tố rất cần thiết với ngành Công nghệ thực phẩm.
  • Khả năng phân tích: Do đây là ngành có liên quan đến việc nghiên cứu nên bạn cần phải có khả năng phân tích tốt để xâu chuỗi và tập hợp kết quả nghiên cứu, tiến hành kiểm định để đưa ra kết luận chính xác về các vấn đề nhằm đảm bảo chất lượng thực phẩm.
  • Đam mê công nghệ và nghiên cứu: Ngành Công nghệ thực phẩm chủ yếu sử dụng công nghệ và nghiên cứu. Do đó, bạn cần phải có niềm đam mê với công nghệ và nghiên cứu thì mới không cảm thấy nhàm chán khi theo học và làm việc ở ngành này.
  • Nắm bắt tâm lý người tiêu dùng: Bạn cần sở hữu kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng, từ đó tạo ra các sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu người dùng.
  • Làm việc cẩn thận, tỉ mỉ, tinh thần trách nhiệm cao: Vì đây là công việc liên quan trực tiếp đến sức khỏe của con người nên bạn phải làm việc một cách cẩn thận, đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất đến với người dùng.
  • Quan tâm đến lĩnh vực thực phẩm và dịch vụ ăn uống: Đây là yếu tố quan trọng giúp bạn thành công trong công việc. Bạn cần phải yêu thích và quan tâm đến lĩnh vực công nghệ, thực phẩm ăn uống thì mới có thể hoàn thành thử thách mà ngành Công nghệ thực phẩm đặt ra và gắn bó lâu dài.

Cơ hội việc làm ngành Công nghệ thực phẩm

Vấn đề về công nghệ thực phẩm đang ngày càng trở nên quan trọng đối với nhu cầu phát triển chung của ngành thực phẩm do Việt Nam đang là nước có sản lượng xuất khẩu nông sản, thủy hải sản khá lớn và ngày càng phát triển. Theo kết quả khảo sát nhu cầu việc làm thì ngành Công nghệ thực phẩm đứng thứ 2 trong top những ngành có nhu cầu lao động cao nhất Việt Nam vào giai đoạn năm 2015 - 2025. Bạn có thể tìm kiếm cơ hội việc làm trong những công ty sản xuất thực phẩm, thiết bị chế biến thực phẩm hoặc các tập đoàn lớn nổi tiếng trong lĩnh vực thực phẩm như: URC, Vinamilk, Kinh Đô, Tân Hiệp Phát, Vifon, Acecook, MaSan,...

Dưới đây là một số vị trí làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ thực phẩm mà bạn có thể tham khảo: 

·         Cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương; giảng viên, nghiên cứu viên trong các trường đại học, cao đẳng, các viện, trung tâm nghiên cứu về công nghệ thực phẩm.

·         Nhân viên kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại các trung tâm, phòng, sở… trực thuộc Bộ Y tế.

  • Chuyên viên nghiên cứu phát triển sản phẩm: Vị trí việc làm chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế và thử nghiệm các sản phẩm, thực phẩm, hàng hóa, dịch vụ và các dự án mới. 
  • Kỹ sư chế biến nông sản: Đây là vị trí chuyên nghiên cứu các quy trình kỹ thuật chế biến nông sản như mục tiêu đề ra, giám sát và hướng dẫn công nhân về quy trình chế biến nông sản, đồng thời đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nghiên cứu các phương pháp chế biến mang lại hiệu quả cao để cải thiện năng suất.
  • Kỹ sư chế biến thuỷ sản: Đây là vị trí thực hiện quá trình chế biến, bảo quản, xử lý các sản phẩm thủy sản một cách an toàn và hiệu quả nhất, mang lại giá trị kinh tế cao nhất.
  • Giám sát chất lượng sản xuất: Khi làm việc ở vị trí này, bạn sẽ là người theo dõi, giám sát các bước trong quy trình sản xuất và sản phẩm có đạt yêu cầu ở bước sản xuất đó hay không.
  • Nhân viên kỹ thuật QC: Đây là vị trí chịu trách nhiệm về việc theo dõi, đo lường các chỉ tiêu chất lượng của nguyên liệu, thành phẩm trong những công đoạn sản xuất, xác định xem có đạt chất lượng theo yêu cầu hay chưa và xác nhận kết quả kiểm tra đó.
  • Nhân viên kiểm tra chất lượng: Đây là bộ phận chỉ huy và chịu toàn bộ trách nhiệm về tiêu chuẩn, quy trình kiểm tra nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm.
  • Làm chủ các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh và chế biến thực phẩm.
leftcenterrightdel
 

Ngành Công nghệ thực phẩm học trường nào?

Nếu bạn yêu thích ngành Công nghệ thực phẩm và mong muốn học tập tại ngôi trường có bề dày truyền thống lịch sử, hãy nhanh tay đăng ký vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam:

Mã trường

nhóm ngành

Tổ hợp tuyển sinh

Phương thức xét tuyển

HVN

HVN10

A00:Toán, Vật lí, Hóa học

B00:Toán, Hóa học, Sinh học

D07:Toán, Hóa học, Tiếng Anh

D01:Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

– Tuyển thẳng

– Xét học bạ

– Xét tuyển kết hợp

– Xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Thông tin liên hệ

Điện thoại: 024 6261 7578, 0961 926 639, 0961 926 939

Website: www.vnua.edu.vn

Facebook: www.facebook.com/tuyensinhvnua.edu.vn