[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Phải nhập khẩu phần hoàn toàn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, nhưng nhờ có chiến lược bài bản trong việc xây dựng chế độ xếp hạng thịt và chế độ truy xuất nguồn gốc, ngành công nghiệp chăn nuôi bò thịt Hawnoo (Hàn Quốc) đã đạt tới trình độ toàn cầu.
Đó là thông tin được chia sẻ trong seminar với chủ đề “Chăn nuôi bò thịt ở Hàn Quốc và Việt Nam”, do nhóm nghiên cứu mạnh Thức ăn và sản phẩm chăn nuôi (Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam), tổ chức ngày 20/10/2022.
|
Các đại biểu tham dự seminar “Chăn nuôi bò thịt ở Hàn Quốc và Việt Nam” chụp ảnh lưu niệm |
Tham dự nuổi seminar có PGS.TS. Phạm Kim Đăng – Trưởng nhóm nghiên cứu, Trưởng Khoa Chăn nuôi; các chuyên gia Hàn Quốc của dự án Koica đang công tác tại Việt Nam; các nhà quản lý, nhà khoa học đến từ Cục Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi, Công ty Giống gia súc Hà Nội, các thầy/cô trong các nhóm nghiên cứu mạnh của Khoa Chăn nuôi và nhiều sinh viên trong Câu lạc bộ chuyên ngành Khoa Chăn nuôi (ASC).
Thịt bò Hanwoo: Niềm tự hào của người Hàn Quốc
Trong seminar, GS. Lee Hong Gu – Khoa Tài nguyên động vật, Trường Đại học Konkuk, Hàn Quốc đã trình bày chuyên quan trọng: Ngành công nghiệp thịt bò Hanwoo và các nghiên cứu liên quan đến bò Hanwoo trong phòng thí nghiệm của trường Đại học Konkuk Hàn Quốc.
Theo GS Lee, Hanwoo là giống bò bản địa được nuôi lâu đời ở Hàn Quốc. Thời xưa, giống bò này được sử dụng để canh tác nông nghiệp, nhưng hiện nay, nó chủ yếu được nuôi để lấy thịt bò. Bò Hanwoo có bộ lông màu nâu đặc trưng.
Người Hàn Quốc tự hào về thịt bò Hanwoo. Đặc điểm chất lượng của thịt bò này là có tỷ lệ mỡ giắt cao, tỷ lệ mỡ giắt ở trong thăn thịt lưng đạt khoảng 24% và đạt chất lượng loại 1++, các sợi cơ nhỏ, các mô liên kết thấp và có mùi rất đặc trưng. Đây chính là lý do thịt bò Hanwoo rất được người Hàn khoái khẩu mặc dù giá cao hơn nhiều so với thịt bò nhập khẩu.
Theo GS. Lee, ngành công nghiệp thịt bò Hawnoo bắt đầu tư những năm 1980 và tăng trưởng mạnh trong thời kì những năm 1990-2010, cùng với sự phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc. Giá của 1kg thịt bò Hawnoo cao nhất có thể lên tới 200 USD. Từ năm năm 2010 là thời kì phát triển kém hơn của ngành công nghiệp thịt bò Hanwoo, bởi sự xuất hiện của bệnh Lở mồm long móng và giá thức ăn chăn nuôi tăng vọt. Nhưng ngay cả sau khi lệnh cấm được dỡ bỏ năm 2014, tình trạng xuất khẩu thịt bò Hanwoo cũng không khởi sắc. Tính tới nay, chỉ có một vài quốc gia, bao gồm Hong Kong và Trung Quốc đã nhập khẩu mặt hàng này.
Việc chăn nuôi bò Hawnoo đã liên tục được cải tiến để tạo ra những con bò có khối lượng lớn hơn, chỉ từ (506,0 kg, năm 1997) → lên 696 kg, năm 2020. Bò được được giết thịt ở độ tuổi trung bình là 30 tháng.
|
GS Lee Hong Gu – Khoa Tài nguyên động vật, Trường Đại học Konkuk, Hàn Quốc trình bày tại Seminar |
Năm 2021, Hàn Quốc có tổng số lượng đàn bò Hanwoo có số lượng là khoảng 3,2 triệu con. Năm 2005, trang trại quy mô nhỏ (20 con) chiếm 90,1% tổng trang trại, nhưng năm 2021 chỉ còn chiếm 51,2%. Ngày nay, trang trại Hanwoo quy mô lớn ( từ 100 con trở lên) chiếm số lượng 8,76% tổng số trang trại nhưng nó đã tăng 42,0% tổng số bò.
Để giữ giá cho thịt bò sản xuất trong nước, Bộ Thực phẩm, Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Hàn Quốc (MIFAFF) đã đầu tư 26,7 triệu USD để hỗ trợ cho người chăn nuôi bò thịt loại bỏ những con bò giống kém chất lượng ở trang trại của họ
Điều làm nên thành công của ngành công nghiệp thịt bò Hawnoo
Theo GS Lee, để làm nên thành công của ngành công nghiệp thịt bò Hawnoo, Hàn Quốc đã chú ý xây dựng: Chế độ xếp hạng thịt và Chế độ truy xuất nguồn gốc thịt bò.
Về hệ thống xếp hạng thịt bò xuất hiện đầu tiên năm tháng 11 năm 1992 , thời điểm đó chia làm 3 cấp độ 1,2,3. Đến nay, các cấp độ thịt bò Hanwoo, xếp từ cao xuống thấp là 1++ (8, 9); 1+ (6,7); 1 (4, 5); 2 (2, 3) và 3 (1).
Các tiêu chí đánh giá chất lượng thịt đó là tăng tỉ lệ mỡ giắt, màu sắc thịt, sự mềm hay không của thịt. “Chúng tôi tự hào trình độ sản xuất Hawnoo đạt đến trình độ toàn cầu. Và sự nổi tiếng của bò Hawnoo chưa sánh được với bò Wagyu của Nhật Bản nhưng hương vị thì rất nhiều người khẳng định là tốt hơn”, GS Lee khẳng định.
Về chế độ truy xuất nguồn gốc thịt bò, các thông tin về con giống, ngày sinh, quá trình chăn nuôi, giết mổ, chất lượng thịt, giao dịch… đều được ghi chép và có cơ sở dữ liệu, nhằm nâng cao sự tin cậy của người tiêu dùng và qua hệ thống này biết được từ nông trại nào và nuôi như thế nào. Đồng thời cơ sở dữ liệu này cũng góp phần nâng cao tính minh bạc của sản phẩm thịt bò Hawnoo. Hệ thống cơ sở dữ liệu đó được coi là điều đặc biệt trong thời kì tăng trưởng của ngành công nghiệp thịt bò Hanwoo.
Tuy nhiên, GS Lee cũng cho biết, ngành công nghiệp thịt bò Hanwoo cũng gặp đang suy giảm do nhiều nguyên nhân. Cụ thể, về nhân lực, người trẻ Hàn Quốc không quan tâm nhiều về lĩnh vực chăn nuôi nữa vì họ không thích môi trường không sạch sẽ. Vấn đề môi trường liên quan đến lượng khí metan phát thải do chăn nuôi bò. Chi phí chăn nuôi bò tăng cao, do phần lớn các nguyên liệu tinh hay thô thì Hàn Quốc đều phải nhập khẩu. Bên cạnh đó là sự gia tăng của thịt bò nhập khẩu và bệnh Lở mồm long móng cũng là lí do khiến cho ngành công nghiệp thịt bò Hanoo bước vào thời kì suy thoái.
Tiếp theo, GS. Lee Hong Gu cũng đã trình bày về và các nghiên cứu liên quan đến bò Hanwoo trong phòng thí nghiệm của trường Đại học Konkuk Hàn Quốc.
Theo đó, phòng thí nghiệm của trường Đại học Konkuk nghiên cứu chủ yếu về bò sữa và bò Hanwoo, và các vấn đề giảm lượng khí metan phát thải trong ngành chăn nuôi.
GS Lee chia sẻ rằng, để sản xuất ra các thức ăn chăn nuôi và nâng cao hiệu quả của thức ăn chăn nuôi, phòng thí nghiệm thường xuyên phân tích gen của các loại vật nuôi. Ông cho rằng, dinh dưỡng giống như đôi giày phù hợp với mỗi người, phù hợp với người này và không vừa vặn với người kia. Và nhiệm vụ của nhà khoa học là phải tạo ra một chế độ dinh dưỡng phù hợp với vật nuôi, thông qua vấn đề phân tích gen.
Ông cho biết, Vitamin A là chất quan trọng giúp cho thịt bò Hanwoo có nhiều mỡ hơn trong thịt và giúp tăng khả năng sinh sản. Vì sao chúng tôi có phải nghiên cứu này? Vì người tiêu dùng Hàn Quốc có xu thế dùng ít béo trong thịt bò nhưng mong muốn chất béo được phân bố rộng hơn trong thịt.
|
Các đại biểu tham dự seminar thảo luận sôi nổi |
“Phòng thí nghiệm của chúng tôi đã tiến hành nhiều thử nghiệm để xem lúc nào sử dụng vitamin A có hiệu quả nhất và khi nào thì không. Tôi xin nhấn mạnh, Vitamin A có tác động đến sự tăng trưởng của tế bào chất béo trong thịt và thời gian tới, khi có những kết quả chính thức, chúng tôi sẽ thông báo”, GS Lee khẳng định.
Cùng với vitamin A, chúng tôi cũng nghiên cứu vấn đề stress nhiệt trên bò Hanwoo. Ngoài ra phòng nghiên cứu của GS Lee cũng đang tiến hành nhiều thí nghiệm làm sao để giảm phát thải khí Metan khi chăn nuôi gia súc nhai lại và nghiên cứu triển tảo biển làm thức ăn chăn nuôi. Bởi theo GS Lee, tại Hàn Quốc, các nhà quy hoạch đang phải chi rất nhiều tiền để dọn sạch tảo biển, trong khi đó, Hàn Quốc đang phải nhập khẩu rất nhiều phụ phẩm thức ăn chăn nuôi.
GS Lee cũng dành nhiều lời khuyên cho ngành bò thịt của Việt Nam.Trong đó, ông nhấn mạnh, để làm nên ngành công nghiệp thịt bò của Việt Nam thành công, cần đưa ra những tiêu chí cụ thể về chất lượng và kiên trì theo đuổi. Cùng với đó, chính quyền đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn nguồn gen của các giống bò quý bản địa, tránh tình trạng sau đó một vài chục năm, khi kinh tế phát triển thì mất mà có tiền cũng không thể tìm lại được.
HÀ NGÂN - https://nhachannuoi.vn/
Cũng tại buổi seminar, TS Bùi Khắc Hùng, Cục Chăn nuôi, cũng có nhiều chia sẻ về tình hình chăn nuôi bò thịt tại Việt Nam. Còn theo PGS.TS. Phạm Kim Đăng – Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết ngành chăn nuôi bò thịt của nước ta có đóng góp rất lớn trong tỷ trọng ngành chăn nuôi, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu để giúp ngành chăn nuôi bò thịt của nước ta phát triển cả về số lượng, chất lượng. Do đó, qua buổi seminar đã tìm tìm hiểu về thực trạng chăn nuôi bò thịt và các nghiên cứu liên quan tại Việt Nam và Hàn Quốc để tìm ra giải pháp phát triển trong thời gian tới. Thông tin từ buổi seminar có ý nghĩa lớn khi mở ra các hướng nghiên cứu mới trong ngành chăn nuôi bò thịt tại Việt Nam. Cũng như các hợp tác nghiên cứu giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong việc phát triển chăn nuôi.