Môi trường, Nông-Lâm-Thủy sản là hai lĩnh vực dẫn đầu về tỷ lệ sinh viên có việc làm, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thông tin được nêu trong báo cáo tình hình việc làm của sinh viên giai đoạn 2018-2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, công bố sáng 26/5. Theo đó, trừ năm 2019, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 12 tháng tốt nghiệp trong giai đoạn này luôn trên 90%.

Trong 22 lĩnh vực đào tạo, Môi trường và Bảo vệ môi trường dẫn đầu về tỷ lệ sinh viên có việc làm trong năm 2021. Xếp sau lần lượt là Nông-Lâm-Thủy sản, Nghệ thuật.

% 10 lĩnh vực có tỷ lệ việc làm cao nhất năm 2021Tỷ lệ sinh viên có việc làmMôi trường và Bảo vệ môi trườngNông-Lâm-Thủy sảnNghệ thuậtMáy tính và Công nghệ thông tinSức khỏeDịch vụ xã hộiCông nghệ kỹ thuậtKỹ thuậtKinh doanh và Quản lýNhân văn020406080100120
Môi trường và Bảo vệ môi trường

Đặc biệt, Nông-Lâm-Thủy sản, Dịch vụ xã hội là hai lĩnh vực thuộc nhóm tuyển sinh kém nhất trong nhiều năm nay, nhưng lại dẫn đầu về tỷ lệ sinh viên có việc làm. Mỗi năm, hai lĩnh vực này chỉ tuyển được khoảng 50% số chỉ tiêu.

Các lĩnh vực được thí sinh ưa chuộng nhất như Kinh doanh và Quản lý, Máy tính và Công nghệ thông tin trong ba mùa tuyển sinh gần đây đều trong top 10 về tỷ lệ sinh viên có việc làm, lần lượt 92,2 và 93,5%. Năm ngoái, trong khoảng nửa triệu sinh viên nhập học, số chọn hai lĩnh vực này là 26% và 13%.

TS Phạm Như Nghệ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, đánh giá tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 12 tháng không thấp. Tuy nhiên, việc khảo sát ở giai đoạn đầu chưa phân tích được sinh viên làm việc đúng ngành đào tạo và mức lương ổn định hay không.

Từ năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định các trường đại học phải báo cáo kết quả khảo sát tình hình việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp 12 tháng. Đây là một trong các tiêu chí để các trường đề nghị chỉ tiêu tuyển sinh. Nếu tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp 12 tháng dưới 80% thì những ngành đó không được tăng chỉ tiêu.

"Khi đánh giá một cơ sở giáo dục đại học có nhiều tiêu chí khác nhau, trong đó có tiêu chí rất quan trọng là tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp. Không thể nói trường đại học có uy tín mà tỷ lệ sinh viên có việc làm lại thấp", ông Nghệ nói.

Tỷ lệ sinh viên có việc làm của 22 lĩnh vực giai đoạn 2019-2021 (tỷ lệ %) như sau:

TT

Lĩnh vực đào tạo

2021

2020

2019

1

Môi trường và Bảo vệ môi trường

96,3

92,3

62,5

2

Nông-Lâm nghiệp-Thủy sản

95,7

95,8

86

3

Nghệ thuật

95,5

95,5

95,3

4

Máy tính và Công nghệ thông tin

93,5

91,8

93,7

5

Dịch vụ xã hội

93,1

95,8

98,4

6

Sức khỏe

93,1

89,6

88,4

7

Công nghệ kỹ thuật

93,1

90,8

91,6

8

Kỹ thuật

92,6

94,4

90,6

9

Kinh doanh và Quản lý

92,2

92,8

91,4

10

Nhân văn

91,9

91,9

89,7

11

Khoa học xã hội và Hành vi

91,7

91,8

73,4

12

Báo chí và Thông tin

90,9

90

85

13

Toán và Thống kê

90,5

96,4

95,1

14

Sản xuất và Chế biến

90,5

88,5

89,8

15

Thú y

88,3

89,4

85,4

16

Khoa học sự sống

87,5

88,9

90,3

17

Khoa học giáo dục và Đào tạo giáo viên

87,4

91,9

87,4

18

Kiến trúc và Xây dựng

87,3

80,2

84,8

19

Khoa học tự nhiên

86,8

85,5

77,8

20

Pháp luật

86,1

88,3

86,2

21

Dịch vụ vận tải

84,7

89,5

89,5

22

Du lịch, Khách sạn, Thể thao và Dịch vụ cá nhân

82,5

81,8

75

Một số lĩnh vực tỷ lệ sinh viên có việc làm chưa cao như Du lịch, Khách sạn, Thể thao và dịch vụ cá nhân; Dịch vụ vận tải. Ông Nghệ cho rằng nguyên nhân là do vấn đề đào tạo ở nhà trường và thị trường lao động.

Theo ông, chất lượng của giáo dục đại học nước ta còn khiêm tốn, nhiều khối ngành sinh viên chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Nhiều kỹ năng doanh nghiệp cần nhưng sinh viên ra trường chưa đáp ứng được. Trung bình mỗi trường đại học hợp tác với khoảng 60 doanh nghiệp. Nhưng chất lượng và hiệu quả của việc hợp tác giữa các trường đại học với doanh nghiệp còn hạn chế.

Bên cạnh đó, thị trường lao động Việt Nam đang trên đà phát triển, số vị trí việc làm mới tạo ra hàng năm thường thấp hơn số sinh viên tốt nghiệp đại học. Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học chỉ ra rằng để đào tạo đại học gắn với nhu cầu của thị trường lao động thì công tác quy hoạch nhân lực có tính quyết định.

Ông Phạm Như Nghệ tại diễn đàn Phát triển hợp tác nhà trường và doanh nghiệp. Ảnh: BKU

Ông Phạm Như Nghệ tại diễn đàn Phát triển hợp tác nhà trường và doanh nghiệp. Ảnh: BKU

Hiện cả nước có khoảng 180 trường đại học. Tổng số chỉ tiêu tuyển sinh đại học năm 2022 là 560.000. Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết có hơn 521.000 thí sinh trúng tuyển nhập học.

Học phí đại học công lập với các chương trình đại trà chủ yếu ở mức 1,43 triệu đồng một tháng. Tuy nhiên, từ năm tới, mức trần học phí với các trường chưa tự bảo đảm chi thường xuyên (chưa tự chủ) là 1,41-2,76 triệu đồng một tháng, tùy ngành. Với các trường đã tự chủ hoặc với các chương trình liên kết, được kiểm định trong và ngoài nước, mức thu học phí sẽ cao hơn.

Theo Tổng cục thống kê, năm 2021 thu nhập bình quân của người lao động có trình độ đại học trở lên là hơn 9,2 triệu đồng một tháng.

                                                                                         Nguồn:  https://vnexpress.net/