FAST được coi là những dấu hiệu điển hình cảnh báo đột quỵ sắp xuất hiện. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, có những triệu chứng cảnh báo đột quỵ còn đến sớm hơn FAST một vài ngày, một tuần hoặc thậm chí là cả tháng.

3 triệu chứng xuất hiện sớm hơn cả FAST

Đột quỵ là tình trạng nguồn cung cấp máu lên não bị gián đoạn, thường gặp do cục máu đông bít tắc lòng mạch hoặc sự cố vỡ mạch máu não. Đây là bệnh lý nguy hiểm, diễn biến nhanh và cần được cấp cứu kịp thời. Do vậy, nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ là hết sức cần thiết.

 

Phần lớn các trường hợp đột quỵ thường diễn ra sau khi xuất hiện một cơn đột quỵ nhỏ với các triệu chứng như:

- Xây xẩm mặt mày

- Chóng mặt, mất thăng bằng hoặc ngã không rõ nguyên nhân

- Tê yếu tay chân một hoặc cả hai bên cơ thể.

Khác với đột quỵ, đột quỵ nhỏ xảy ra khi nguồn cung máu lên não bị chặn tạm thời nhưng đều chung một nguyên nhân chủ yếu đó là do sự xuất hiện của cục máu đông. Lúc này, não không nhận đủ oxy và các chất dinh dưỡng nên bị suy yếu và gây ra các triệu chứng kể trên.

Tuy nhiên, với đột quỵ cơn nhỏ, các dấu hiệu trên chỉ xuất hiện trong vài phút rồi biến mất sau khi cục máu đông bị phá hủy, lưu thông máu khôi phục trở lại và não vẫn nhận được oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết.

 

leftcenterrightdel
 

 

 

Hầu hết người đã từng gặp phải cơn thiếu máu não thoáng qua thì có nguy cơ đột quỵ nặng trong khoảng một vài ngày, 1 tuần hoặc 1 vài tháng sau đó. Bởi khi cục máu đông đã xuất hiện gây bít tắc lòng mạch tức là trong cơ thể đã có những điều kiện thuận lợi để hình thành cục máu đông như độ nhớt máu tăng, thành mạch hẹp, tăng huyết áp, mảng xơ vữa,...

Do đó, mặc dù đã bị phá hủy nhưng sau một thời gian, các cục máu đông này vẫn có thể xuất hiện trở lại, thậm chí với kích thước lớn hơn nếu không áp dụng các biện pháp can thiệp kịp thời.

Xử trí như thế nào khi 3 dấu hiệu trên xuất hiện?

Khi xuất hiện các dấu hiệu như xây xẩm, chóng mặt hay tê yếu chân tay thì có nghĩa người bệnh đang trải qua đột quỵ cơn nhỏ. Mặc dù các triệu chứng này chỉ xuất hiện thoáng qua nhưng người bệnh không nên chủ quan. Thay vào đó, hãy tới ngay các trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám và đánh giá nguy cơ xuất hiện đột quỵ cũng như có những biện pháp ứng phó kịp thời.

Người bệnh có thể cần thực hiện nhiều xét nghiệm đánh giá như: chụp cộng hưởng từ não, chụp CT động mạch, đo huyết áp, kiểm tra nhịp tim, xét nghiệm máu, khả năng đông máu,... để phát hiện nguy cơ đột quỵ hay không và nguyên nhân gây ra tình trạng xây xẩm, chóng mặt, tê yếu chân tay là gì. Việc kiểm tra và điều trị sau đột quỵ cơn nhỏ có thể làm giảm tới 80% nguy cơ đột quỵ xuất hiện.

Sau khi xác định được người mắc có nguy cơ đột quỵ, các chuyên gia có thể chỉ định sử dụng các thuốc chống đông, chống kết tập tiểu cầu hoặc can thiệp y tế khác nếu cần để giảm nguy cơ đột quỵ. Kết hợp với kiểm soát các bệnh lý nền nếu có như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu,...

Bên cạnh đó, việc thay đổi lối sống cũng là cách để người bệnh giảm bớt nguy cơ bị đột quỵ trong tương lai. Cụ thể như tích cực tập luyện thể dục thể thao, giảm cân nếu béo phì, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế đồ chiên rán, giảm đường, ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng,...

Ngoài các biện pháp trên, sử dụng thêm các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính là nattokinase cũng là giải pháp được khuyên dùng để hỗ trợ dự phòng đột quỵ. Với hiệu quả hỗ trợ làm tan cục máu đông, hỗ trợ ngăn ngừa huyết khối hình thành, nattokinase hiện nay là giải pháp hỗ trợ dự phòng đột quỵ được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Tiêu biểu là bộ 3 sản phẩm NattoEnzym của Công ty Dược Hậu Giang. Sử dụng nguồn nguyên liệu nattokinase nhập khẩu từ xứ sở hoa anh đào, bộ 3 sản phẩm NattoEnzym vinh dự là sản phẩm tại Việt Nam đạt chuẩn JNKA Nhật Bản. Đặc biệt, tính đến năm 2021, NattoEnzym đã có thành tích 10 năm liên tiếp đạt tiêu chuẩn JNKA. Đây chính là lời khẳng định về chất lượng, hiệu quả của NattoEnzym cũng như cam kết đồng hành của JNKA với các sản phẩm hỗ trợ làm tan cục máu đông, từ đó giúp dự phòng nguy cơ đột quỵ có thành phần chính nattokinase tại Việt Nam. 

 

Nguồn: Sức khoẻ và đời sống